Page 548 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 548
548 Ñòa chí Quaûng Yeân
Trung đình gồm 3 gian, có diện tích 69,2 m , mái lợp ngói ta, hai bên hồi xây dựng
2
theo kiểu hồi văn cánh bảng, kết cấu vì kèo kiểu chồng rường giá chiêng, ở các con rường
đều chạm khắc hình rồng, mây, hoa lá cách điệu. Hậu cung có diện tích khoảng 9 m ,
2
nền hậu cung cao hơn trung đình 70 cm.
Ban thờ đình Hải Yến (Ảnh: Phạm Hà)
Hiện nay, đình còn lưu giữ được 30 hiện vật quý, có niên đại từ thời Lê đến thời
Nguyễn, gồm: 1 bia tứ trụ tạc bằng đá xanh khắc năm Chính Hòa thứ 24 (1703), 2
bức trướng thờ bằng gỗ có niên đại năm Bính Tý thời Tự Đức thứ 29 (1876), nội dung
trướng thờ ghi tên xã, tổng, huyện, tỉnh và thủy tổ dòng họ Tiên Công của làng gồm 9
dòng họ về trước, 4 dòng họ về sau và 3 bài vị hậu thần đã có công trong việc khai sáng
đồn điền xã Hải Triền, 1 bức hoành phi bằng gỗ phủ sơn son thếp vàng có niên đại Duy
Tân (1919), 1 tượng đức Thành hoàng làng bằng gỗ phủ sơn son thếp vàng niên đại đầu
thế kỷ XIX, 6 sắc phong, sập gỗ sơn son thếp vàng, bộ chấp kích bằng gỗ, quán tẩy, bộ
nghi trượng bằng gỗ phủ sơn son, án gian gỗ, hoành phi, mâm triện gỗ... Tất cả được
chạm khắc kênh bong công phu, tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ, thể hiện sự khéo léo, tài tình
của nghệ nhân dân gian, góp phần vào kho tàng kiến trúc mỹ thuật cổ truyền của dân
tộc Việt Nam.
Trước đây, trong năm đình Hải Yến thường tổ chức 3 dịp lễ lớn: lễ hội Đại Kỳ Phúc
(mùng 9 - 11 tháng Giêng), lễ hội Xuống đồng (mùng 5 tháng Năm âm lịch), giỗ Thành
hoàng làng (ngày 13 - 14 tháng Chín âm lịch). Hiện nay, đình Hải Yến chỉ còn duy trì
tổ chức 2 dịp lễ lớn: lễ hội Đại Kỳ Phúc (mùng 9 - 11 tháng Giêng) và giỗ Thành hoàng
làng (ngày 13 - 14 tháng Chín âm lịch). Đây là dịp để nhân dân thể hiện đạo lý uống
nước nhớ nguồn, đồng thời giáo dục thế hệ mai sau luôn hướng về cội nguồn.