Page 82 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 82

82    Ñòa chí Quaûng Yeân



                  Nguyên nhân hàm lượng TSS và Amoni tại khu vực cửa sông và vùng nuôi trồng thủy
               sản cao là do nước thải từ các hoạt động dân sinh như sản xuất nông nghiệp, dư thừa
               thức ăn trong các đầm nuôi trồng thủy sản... và một phần do quá trình phân hủy vật
               chất vô cơ và phát triển của vi sinh vật gây ra.

                  2.3. Chất lượng nước thải tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

                  So sánh chất lượng nước thải tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở một số địa
               điểm như hệ thống xử lý nước thải của Khu công nghiệp Đông Mai, Công ty Cổ phần
               NOSCO SHIPYARD... với Quy chuẩn địa phương về nước thải công nghiệp tỉnh Quảng
               Ninh QCĐP 3:2020/QN, chất lượng nước thải tại các cơ sở kinh doanh, dịch vụ đa số đều
               nằm trong giới hạn cho phép đối với một số chất như: pH, BOD , COD...
                                                                                  5
                  2.4. Những nguy cơ gây ô nhiễm tài nguyên nước

                  Nhìn chung chất lượng nước ở Quảng Yên thuộc nhóm tốt và nằm trong giới hạn cho
               phép. Tại các khu công nghiệp như Khu công nghiệp Đông Mai có hệ thống xử lý nước
               thải hiện đại, nước thải của khu công nghiệp sau khi được xử lý đều đạt tiêu chuẩn trước
               khi xả thải ra môi trường. Nước thải tại các khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất, kinh
               doanh được thu gom, 100% các làng nghề đều đảm bảo được quy định về bảo vệ môi
               trường.

                  Tuy nhiên vẫn còn tình trạng xả thải trực tiếp ra môi trường không qua xử lý gây ô
               nhiễm môi trường nước.

                  Rác thải sinh hoạt mặc dù đã được thu gom song vẫn còn xảy ra tình trạng xả thải
               không đúng nơi quy định. Nhiều hộ gia đình xả rác thải ra kênh, mương, trong đó có
               những loại rác thải khó phân hủy như: túi nylon, chai nhựa, hộp xốp... Ở khu vực nông
               thôn, nước thải sinh hoạt ở nhiều nơi chưa được thu gom, xử lý được xả vào nguồn nước
               công cộng sau khi qua nhà tiêu hợp vệ sinh.

                  Trong chăn nuôi, các loại chất thải như phân, thức ăn dư thừa, xác động vật, nước
               rửa chuồng trại là nguyên nhân sinh ra các chất như Amoni, Metan... gây ô nhiễm môi
               trường nước.
                  Trong sản xuất nông nghiệp, trung bình có khoảng 20 - 30% thuốc bảo vệ thực vật và
               phân bón không được cây trồng tiếp nhận và những chất hữu cơ từ các nhánh cây chết,
               lá rụng trên mặt đất sẽ theo nước mưa và nước tưới do quá trình rửa trôi đi vào nguồn
               nước mặt, gây nguy cơ ô nhiễm nguồn nước.

                  Hoạt động của các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất cũng xả
               thải một lượng nước thải lớn ra môi trường, nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm
               môi trường nước.

                  Môi trường nước biển ven bờ là nơi chịu sức ép và có nguy cơ suy thoái cao nhất do
               đây là nơi tiếp nhận các chất ô nhiễm như TSS, COD, BOD... từ nước thải sinh hoạt,
               nuôi trồng thủy sản, hoạt động đánh bắt, giao thông biển. Bên cạnh đó, việc san lấp mặt
               bằng xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp cảng biển có thể làm thay đổi tính chất của
               môi trường nước.
   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87