Page 823 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 823
Phaàn VI: Löôïc chí caùc xaõ, phöôøng 823
I. Phường Cộng Hòa
1. Địa lý tự nhiên
Phường Cộng Hòa là một trong 19 đơn vị hành chính của thị xã Quảng Yên. Phía
Đông giáp phường Minh Thành và xã Tiền An, phía Tây giáp phường Quảng Yên và xã
Hiệp Hòa, phía Nam giáp xã Tiền An và phía Bắc giáp xã Sông Khoai.
Nằm giáp với trung tâm thị xã nên phường Cộng Hòa có điều kiện phát triển các
ngành kinh tế: thương mại - dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Địa bàn phường nằm giữa
Quốc lộ 18 và Quốc lộ 5B, có Tỉnh lộ 331 chạy qua, cách cầu Bạch Đằng 5 km. Cầu Bạch
Đằng là mắt xích quan trọng của tuyến đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng - Hà Nội,
kết nối 3 trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa, hình thành chuỗi giao thông trọng
điểm liên vùng. Do vậy, nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống, giao lưu,
phát triển kinh tế - xã hội với các địa phương lân cận, phường Cộng Hòa đã và đang
từng bước đầu tư, nâng cấp mở rộng hệ thống giao thông, đồng bộ cơ sở hạ tầng.
Nằm gần tả ngạn Sông Chanh, phường có địa hình tương đối bằng phẳng. Với tầng
đất dày trung bình 60 - 80 cm và khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng, phường Cộng
Hòa có điều kiện phát triển nông nghiệp với cây trồng chủ đạo là cây rau màu, cây lương
thực, cây ăn quả.
Năm 2022, diện tích tự nhiên của phường là 754,15 ha; trong đó diện tích đất nông
nghiệp 523,13 ha, diện tích đất phi nông nghiệp 224,02 ha, diện tích đất chưa sử dụng
7 ha.
Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, phường Cộng Hòa có điều kiện phát
triển đa dạng các ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và
thương mại - dịch vụ - vận tải.
2. Khái quát quá trình hình thành
Xưa kia, Cộng Hòa là vùng đồi núi với những cánh rừng xen kẽ sông lạch chằng chịt.
Vào cuối thế kỷ XV, cư dân một số nơi như Bắc Ninh, Đồng Lầm (Hoài Đức), Bích Chu
(Cam Đường)... đã đến vùng đất Cộng Hòa phát rừng, đắp đê, hình thành 2 ngôi làng
Quỳnh Lâu và Khê Chanh.
Thời Vua Lê niên hiệu Hồng Đức, xã Quỳnh Lâu được thành lập, gồm 2 thôn: Quỳnh
Lâu và Khê Chanh (nhất xã nhị thôn) . Năm 1802, vua Gia Long tách trấn lỵ An
(1)
Quảng khỏi phủ Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, thành lập trấn Yên Quảng, trấn lỵ đóng
ở núi Tiên Sơn, xã Quỳnh Lâu thuộc huyện Yên Hưng. Năm Minh Mạng thứ 7 (1826),
Nhà Nguyễn xây thành ở núi Tiên Sơn, nên đến nay ở Cộng Hòa vẫn còn tồn tại tên các
địa danh “Cổng Bấc”, “Cổng Đông”. Năm 1831, tỉnh Quảng Yên được thành lập có 2 phủ
Sơn Định và Hải Ninh. Quỳnh Lâu thuộc huyện Yên Hưng, phủ Sơn Định.
Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, để đối phó với tình hình, đảm
bảo bí mật cho cán bộ hoạt động, theo chủ trương của huyện, ngày 9/12/1949 tại giếng
Quán Cẩm (Cây số 7), chi bộ đã họp bàn về việc đặt tên mới cho xã..., cuộc họp đã thống
(1) Lê Đồng Sơn (Chủ biên): Văn hóa Yên Hưng - Lịch sử hình thành và phát triển, sđd, tr.44.