Page 819 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 819

Phaàn V: Vaên hoùa - Xaõ hoäi    819



                  Nguyễn Văn Luận

                  Nguyễn Văn Luận (tức Trần Danh Tuyên) sinh năm 1911 tại xã Ninh Sơn, huyện
               Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Ông tham gia cách mạng từ năm 1935 sau đó bị bắt giam
               khoảng 1 năm tại nhà tù Sơn La.
                  Đầu năm 1938, Nguyễn Văn Luận về Quảng Yên xin vào hoạt động ở Nhà máy
               Kẽm để liên lạc với tổ chức, gây dựng cơ sở đảng và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
               Hoạt động của ông đã góp phần thúc đẩy phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ ở

               thị xã Quảng Yên, tạo cơ sở cho việc thành lập Chi bộ Đảng ở Nhà máy Kẽm .
                                                                                                (1)
                  Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Văn Luận được cử giữ chức Bí thư Thành ủy Hà
               Nội một thời gian ngắn. Năm 1946, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa I của tỉnh
               Quảng Yên, sau đó được giữ các chức vụ: Xứ ủy viên Bắc Kỳ, Thường vụ Khu ủy Liên
               khu I, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định. Năm 1951, ông được cử làm Trưởng Tiểu ban Công
               vận theo nghị quyết của Ban Bí thư. Năm 1954, Nguyễn Văn Luận được cử tham gia
               Đảng ủy Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp quản Hà Nội. Tháng 11/1954, Nguyễn Văn Luận
               được cử làm Phó Chủ tịch Ủy ban hành chính thành phố Hà Nội, kiêm chức Chủ nhiệm
               Ủy ban Kế hoạch Hà Nội (1955 - 1956), Bí thư Thành ủy Hà Nội (1955 - 1961). Từ năm
               1960 - 1976, Nguyễn Văn Luận giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Ủy viên dự khuyết
               Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, Phó Trưởng ban Công
               nghiệp Trung ương (1961).

                  Nguyễn Văn Luận là đại biểu Quốc hội Việt Nam liên tục từ khóa I đến khóa VI, Ủy
               viên Ủy ban thống nhất của Quốc hội vào năm 1963, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc
               hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch và ngân sách Quốc hội khóa III (1964 - 1967). Từ
               tháng 02/1967 - 12/1969, ông làm Chủ nhiệm Văn phòng Công nghiệp Phủ Thủ tướng.
               Sau đó, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Vật tư (nay là Bộ Công Thương). Từ năm 1969 - 1976,
               Nguyễn Văn Luận là Phó Trưởng ban Đối ngoại Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết
               nhân dân Á - Phi của Việt Nam. Nguyễn Văn Luận mất tại nhà riêng năm 1997.
                  Ghi nhận những cống hiến xuất sắc của ông đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và
               dân tộc, năm 2008, Nhà nước đã truy tặng Nguyễn Văn Luận Huân chương Sao vàng.
               Bí danh của ông được đặt cho một tuyến phố tại thị xã Quảng Yên và một tuyến phố tại
               quận Long Biên (Hà Nội).

                  Đỗ Thị Sinh

                  Đỗ Thị Sinh (bí danh Minh Hà) sinh năm 1925 tại xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất,
               tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước,
               từ năm 1941, khi mới 16 tuổi, Đỗ Thị Sinh tham gia cách mạng.
                  Đầu năm 1946, Đỗ Thị Sinh được Trung ương Đảng tăng cường về vùng mỏ làm Bí
               thư Chi bộ mỏ Cẩm Phả, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Đặc khu Hòn Gai. Năm
               1947, bà được phân công về huyện Yên Hưng hoạt động và trực tiếp chỉ đạo vùng Hà
               Nam - vùng bị thực dân Pháp quản chế, kìm kẹp gắt gao. Sau khi về địa phương, Đỗ


               (1)  Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Quảng Yên: Lịch sử Đảng bộ thị xã Quảng Yên (1930 - 2020),
               sđd, tr.46.
   814   815   816   817   818   819   820   821   822   823   824