Page 816 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 816

816    Ñòa chí Quaûng Yeân



                  Vũ Hữu Sơn

                  Vũ Hữu Sơn sinh năm 1936 tại xã Yên Đông (nay thuộc phường Yên Hải, thị xã
               Quảng Yên). Năm 1955, sau khi hoàn thành nghĩa vụ dân công thủy lợi, ông xin lên
               tầng 7 công trường Đèo Nai làm than thủ công.

                  Từ năm 1956 - 1958, ông làm thợ lò ở công trường Lộ Trí (mỏ than Thống Nhất), liên
               tiếp được bầu làm Chiến sĩ thi đua. Năm 1959 - 1960, ông được lãnh đạo Mỏ than Cẩm
               Phả cử đi học lớp cơ điện khí để vận hành máy khoan, máy xúc, lái tàu điện, tàu hỏa.
               Sau khi hoàn thành khóa học, ông xin trở lại Đèo Nai, lên công trường cơ khí khai thác
               nhận lái máy khoan. Được giao máy By4 do Liên Xô viện trợ, ông và tổ máy luôn phấn
               đấu đạt sản lượng cao so với các máy khoan cùng tầng.
                  Trong suốt những năm công tác tại mỏ Đèo Nai, ông luôn tận tâm cống hiến, đưa ra
               nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tham gia thi đua đạt năng suất cao. Với những đóng
               góp của mình, ông đã nhiều lần được các cấp, các ngành tặng bằng khen, giấy khen.
               Năm 1967, với những thành tích đặc biệt xuất sắc, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký
               quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.

                  Năm 1988, Vũ Hữu Sơn nghỉ hưu theo chế độ. Trở về địa phương, ông vẫn tích cực
               tham gia hoạt động công tác xã hội.
                   Tống Thị Vít

                  Tống Thị Vít quê tại xã Liên Hòa, thị xã Quảng Yên. Trong quá trình công tác tại
               Hợp tác xã Minh Hà, bà đã tích cực học hỏi kinh nghiệm của các xã viên để chăm sóc tốt
               cho đàn lợn, đàn trâu trong hợp tác xã. Bà nhiều lần đến Phong Cốc tìm mua giống lợn
               Móng Cái, Tân Cương để cải thiện chất lượng con giống. Từ năm 1965 - 1968, trại lợn
               tập thể của hợp tác xã cung cấp cho xã viên hơn 200 con lợn giống, góp phần tăng số lợn
               trong mỗi hộ gia đình lên 2,2 con/hộ. Với những đóng góp quan trọng trong ngành nông
               nghiệp, năm 1967, bà Tống Thị Vít được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.

                  Vũ Thành
                  Vũ Thành sinh năm 1937 tại xã Liên Hòa, huyện Yên Hưng (nay là xã Liên Hòa, thị
               xã Quảng Yên).

                  Năm 1954, Vũ Thành vào ngành Công an. Ông từng là trinh sát tại Hoành Bồ, tham
               gia bắt gián điệp, làm Đội trưởng Đội Tuần tra kiểm soát vịnh Hạ Long. Dù ở vị trí nào,
               ông và các đồng đội cũng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.
                  Năm 1972, Vũ Thành tham gia chiến đấu 30 trận, cùng đồng đội cứu sống 90 người,
               cứu trên 1.000 tấn hàng hóa. Tiêu biểu ngày 17/5/1972, địch đánh phá đoàn sà lan chở
               hàng trên vịnh Hạ Long làm một sà lan của ta bị hỏng, 8 thủy thủ bị thương và 1 người
               hy sinh. Vũ Thành đã cùng đồng đội dũng cảm cứu người và hàng hóa. Ngày 19/12/1972,
               một tàu phóng lôi của ta bị địch bắn cháy. Giữa lúc địch đang bắn phá, ông trực tiếp lái
               ca nô cùng cán bộ, chiến sĩ và các lực lượng khác tới cứu tàu. Kết quả cứu được tàu và
               đưa được đồng đội bị thương lên bờ.
                  Với những thành tích đặc biệt xuất sắc đã đạt được, ngày 31/12/1973, Vũ Thành được
               trao tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất và được Nhà nước phong tặng danh hiệu
               Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
   811   812   813   814   815   816   817   818   819   820   821