Page 811 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 811

Phaàn V: Vaên hoùa - Xaõ hoäi    811



               Quốc công Tiết chế lĩnh sứ mệnh Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang. Trong cuộc chiến
               lần này, khi biết kẻ địch có đội thuyền binh hùng mạnh, Trần Hưng Đạo và các tướng
               lĩnh Nhà Trần đã tăng cường việc phòng thủ đường biển và chọn vùng thượng lưu sông
               Bạch Đằng làm trận địa quyết chiến, thực hiện chiến lược chặn đứng và tiêu diệt toàn
               bộ đạo quân thủy trên đường rút chạy. Để đảm bảo cho kế hoạch bao vây, tiêu diệt địch
               thật hoàn chỉnh, ngoài việc dựa vào địa thế hiểm yếu, Trần Hưng Đạo còn xây dựng ở
               các cửa sông những trận địa cọc vững vàng với quy mô lớn. Các loại gỗ lim, gỗ táu ở vùng
               rừng núi Yên Hưng đã được quân lính, dân binh đốn chặt, đẽo nhọn đầu cắm xuống lòng
               sông ở các cửa dẫn ra biển như Sông Chanh, Sông Rút, Sông Kênh tạo thành những bãi
               cọc ngầm lớn, kín đáo dưới mặt nước. Cùng với việc hoàn thành trận địa cọc, Trần Hưng

               Đạo cùng các tướng sĩ đi các vùng hai bên sông Bạch Đằng để quan sát địa hình, bố trí
               lực lượng và trực tiếp chỉ huy chiến đấu. Với tài chỉ huy quân sự xuất chúng của Trần
               Hưng Đạo, quân và dân Nhà Trần đã làm nên chiến thắng vang dội. Đoàn binh thuyền
               của Ô Mã Nhi gồm 600 chiến thuyền và 4 vạn quân đã bị đánh tan. Ô Mã Nhi, Phàn
               Tiếp, Tích Lệ Cơ và nhiều tướng giặc bị bắt sống. Lần thứ ba trong lịch sử giữ nước, sông
               Bạch Đằng lại ghi thêm một chiến công oanh liệt, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến
               chống quân xâm lược Nguyên - Mông lần thứ ba, bảo vệ vững chắc toàn vẹn lãnh thổ và
               độc lập chủ quyền của quốc gia Đại Việt.

                  Năm 1300, Hưng Đạo Đại vương mất tại tư dinh Vạn Kiếp, Hải Dương. Vua Trần
               Anh Tông truy tặng ông là Thái sư Thượng phụ Thượng Quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo
               Đại vương. Ở Quảng Yên nói riêng và nhiều địa phương trên cả nước nói chung, Trần
               Hưng Đạo được nhân dân thờ phụng tại nhiều di tích đình, đền để tri ân những đóng
               góp của ông trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước.

                  Dã Tượng

                  Dã Tượng là gia tướng trung thành của Hưng Đạo Đại vương dưới thời Nhà Trần.
               Ông là người có tài thuần phục và huấn luyện voi chiến, được phong chức Tiết chế binh
               nhung. Dã Tượng đã chỉ huy lực lượng tượng binh Nhà Trần giao chiến với kỵ binh
               Nguyên - Mông ở trận đánh Vạn Kiếp, giúp Trần Hưng Đạo lập nhiều chiến công lớn
               trong 3 lần kháng chiến. Sau khi mất, ông được nhân dân thờ phụng tại nhiều di tích
               trên khắp cả nước. Tại Quảng Yên, ông được phụng thờ cùng Yết Kiêu tại đền Trung
               Cốc (phường Nam Hòa).

                  Yết Kiêu

                  Yết Kiêu tên thật là Phạm Hữu Thế, sinh năm 1242 tại làng Hạ Bì, nay thuộc huyện
               Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Ông xuất thân là một ngư dân giỏi bơi lặn nên được Trần
               Hưng Đạo trọng dụng. Yết Kiêu là một tùy tướng trung thành, có công lao lớn giúp Trần
               Hưng Đạo trong 3 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông thế kỷ XIII. Kháng
               chiến thắng lợi, ông được Vua Trần phong tặng danh hiệu Trần triều hữu tướng, Đệ
               nhất Đô soái Thủy quân, tước Hầu. Sau khi qua đời (1303), Yết Kiêu được nhân dân thờ
               phụng tại nhiều di tích trên khắp cả nước. Tại Quảng Yên, ông được phụng thờ cùng Dã
               Tượng tại đền Trung Cốc (phường Nam Hòa).
   806   807   808   809   810   811   812   813   814   815   816