Page 809 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 809
Phaàn V: Vaên hoùa - Xaõ hoäi 809
CHƯƠNG VI
NHÂN VẬT LỊCH SỬ - VĂN HÓA TIÊU BIỂU Ở QUẢNG YÊN
Quảng Yên là vùng đất có lịch sử lâu đời, ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt của dân
tộc. Đây cũng là nơi in dấu chân những bậc hiền tài, những vị anh hùng đã trở thành
huyền thoại. Thời nào vùng đất Quảng Yên cũng sản sinh ra những người con xuất
chúng trên nhiều lĩnh vực, góp phần làm rạng danh cho quê hương, đất nước. Do giới
hạn về dung lượng của chương sách nên đối với mỗi thời kỳ chỉ có thể lựa chọn những
nhân vật tiêu biểu dựa trên các tiêu chí:
- Thứ nhất, sinh ra trên địa bàn Quảng Yên hoặc không có nguyên quán tại Quảng
Yên nhưng có quá trình hoạt động để lại dấu ấn tốt đẹp trên địa bàn, có tác động tích
cực tới lịch sử thị xã Quảng Yên. Trình tự sắp xếp theo tiến trình lịch sử dân tộc.
- Thứ hai, các nhân vật đỗ đạt, có công lao to lớn với quê hương, đất nước; các nhân
vật được phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh
hùng Lao động; các nhân vật nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước; các nhân
vật tiêu biểu trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, ngoại giao... được
tặng giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh. Trình tự sắp xếp theo năm sinh
(thời phong kiến), theo năm phong tặng, truy tặng (từ sau Cách mạng tháng Tám năm
1945 đến nay).
I. Nhân vật lịch sử và danh nhân thời phong kiến
1. Nhân vật lịch sử và danh nhân là người con mảnh đất Quảng Yên thời
phong kiến
Vua Bà
Vua Bà là người bán hàng nước dưới gốc cây quếch cổ thụ bên dòng sông Bạch Đằng.
Tương truyền khi Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn tới bến đò Rừng để nghiên cứu
địa hình, chuẩn bị thế trận quyết chiến với quân Nguyên - Mông xâm lược, bà đã kể tỉ
mỉ, chính xác về quy luật lên xuống của thủy triều, địa thế lòng sông, giúp ngài bố trí
trận địa cọc tiêu diệt địch. Sau khi thắng trận, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn
trở lại bến đò tìm bà để tạ ơn nhưng không thấy, chỉ thấy đống mối đùn lên rất to nơi bà
ngồi. Cảm kích trước tấm lòng yêu nước của bà, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn
đã tâu với Vua Trần phong làm “Vua Bà” và cho lập miếu thờ tại nơi bà bán hàng.
Vua Bà là hình tượng tiêu biểu của nhân dân Quảng Yên trong việc tham gia xây
dựng trận địa cọc đồng thời là biểu tượng của tinh thần sáng tạo, đoàn kết dân tộc làm
nên chiến thắng Bạch Đằng năm 1288. Năm 1994, khi về thăm Khu di tích lịch sử chiến
thắng Bạch Đằng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã xúc động nói: “Sáng kiến của một
người dân bình thường cũng có thể làm nên sự nghiệp lớn. Hưng Đạo Đại vương đã chắt
chiu sáng kiến của nhân dân để làm nên sự nghiệp lớn cho dân tộc”.
14 vị Tiên Công làng Yên Trì
Các vị Tiên Công là: Đào Công Tiến, Vũ Tiến Tài, Đoàn Xuân Mai, Đinh Khắc Khoan,
Đinh Viết Đệ, Nguyễn Duy Thành, Bùi Đăng Khoa, Vũ Phấn Dực, Vũ Phấn Lệ,