Page 813 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 813

Phaàn V: Vaên hoùa - Xaõ hoäi    813



                  Để tưởng nhớ công lao của Tiên Công Đỗ Đỗ và Đào Bá Lệ, nhân dân Lưu Khê đã
               phối thờ hai vị Tiên Công tại đình Lưu Khê (xã Liên Hòa). Ngoài ra, hai vị được con
               cháu thờ phụng tại nhà thờ họ Đỗ (xã Liên Hòa và Liên Vị) và nhà thờ dòng họ Đào (xã
               Liên Hòa).
                  Lê Phúc Hy

                  Lê Phúc Hy quê ở Vân Sơn (Văn Cú), Hải Dương đã cùng vợ họ Đỗ (không rõ tên) và
               hai vị Đỗ Đỗ, Đào Bá Lệ chiêu tập người đến vùng đảo Hà Nam quai đê lấn biển, lập nên
               xã Lương Quy, sau đổi thành Lưu Khê (nay thuộc xã Liên Hòa) vào thế kỷ XV.

                  Để tưởng nhớ công lao của Tiên Công Lê Phúc Hy, nhân dân Lưu Khê đã phối thờ
               ông tại đình Lưu Khê (xã Liên Hòa). Ngoài ra, Tiên Công Lê Phúc Hy được con cháu thờ
               phụng tại nhà thờ họ Lê (xã Liên Hòa).
                  Phạm Nhữ Lãm

                  Phạm Nhữ Lãm quê ở vùng Quang Lang (nay thuộc Hà Nam). Thế kỷ XV, ông đã
               cùng Phạm Thanh Lảnh và gia đình tới khai khẩn vùng đất bồi phía Tây xã Phong Lưu,
               lập nên xã Hải Triền (nay thuộc phường Yên Hải).

                  Để ghi nhớ công lao thủy tổ Phạm Nhữ Lãm, con cháu dòng họ Phạm đã lập nhà thờ
               dòng họ tại phường Yên Hải làm nơi sinh hoạt chung, đồng thời là nơi nhắc nhở con
               cháu về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.
                  Phạm Thanh Lảnh

                  Phạm Thanh Lảnh quê ở vùng Quang Lang (nay thuộc Hà Nam). Thế kỷ XV, ông đã
               cùng Phạm Nhữ Lãm và gia đình xuôi theo dòng Sông Hồng tới vùng quan ải Bạch Đằng
               giang. Thấy vùng bãi triều Bạch Đằng đã có cư dân tới quai đê, lấn biển, ông tới phía
               Tây Nam xã Phong Lưu, chiêu tập nhân dân lập nên làng Lái (nay thuộc xã Liên Vị).
                  Để ghi nhớ công lao của ông, con cháu đã xây dựng nhà thờ họ Phạm (xã Liên Vị) làm
               nơi thờ phụng tổ tiên và là nơi sinh hoạt chung của cả dòng họ.

                  Phạm Tử Nghi

                  Phạm Tử Nghi tên húy là Phạm Thành, tên chữ là Tử Nghi quê tại xã Trung Hành,
               huyện An Dương, trấn Hải Dương (nay thuộc Hải Phòng) . Ông sinh ra trong một gia
                                                                            (1)
               đình nghèo, nhờ có trí dũng, thông minh, học rộng hiểu nhiều nên đã trở thành Tứ
               Dương Hầu của triều đình Nhà Mạc.

                  Năm 1546, Vua Mạc là Mạc Phúc Hải chết, con trưởng là Mạc Phúc Nguyên lên nối
               ngôi. Vì vua còn nhỏ tuổi, Phạm Tử Nghi mưu lập Mạc Chính Trung là con thứ của Mạc
               Đăng Dung nối ngôi nhưng không thuận ý các đại thần Nhà Mạc. Việc không thành,
               Phạm Tử Nghi bèn đưa Mạc Chính Trung về Hoa Dương, huyện Ngự Thiên (nay thuộc
               tỉnh Thái Bình) để hoạt động độc lập, không đi theo con đường của Nhà Mạc. Quân Nhà
               Mạc đã nhiều lần tấn công nhưng đều bị Phạm Tử Nghi đánh bại. Sau đó, Phạm Tử
               Nghi đưa Mạc Chính Trung ra chiếm cứ vùng Yên Quảng (nay thuộc Quảng Ninh) và
               đánh cả sang vùng Quảng Đông, Quảng Tây của Nhà Minh.

               (1)  Xem Lê Đồng Sơn (Chủ biên): Văn hóa Yên Hưng - Lịch sử hình thành và phát triển, sđd, tr.199.
   808   809   810   811   812   813   814   815   816   817   818