Page 814 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 814

814    Ñòa chí Quaûng Yeân



                  Sau khi ông mất, nhiều làng ven biển lập đền thờ ông, các triều đại phong kiến đều
               phong thần. Tại Quảng Yên, thần Phạm Tử Nghi được thờ ở nhiều nơi như: Đình Hải
               Yến (phường Yên Hải), miếu Vu Linh (phường Yên Hải), đình Vị Khê (xã Liên Vị), đền
               Phạm Tử Nghi (xã Liên Vị), đình Quỳnh Biểu (xã Liên Hòa)... Theo dân gian, ông còn
               được phong là Đại Hải chi thần (một vị thần lớn ở biển) .
                                                                          (1)
                  Trương Quốc Dụng

                  Trương Quốc Dụng sinh năm 1797, quê tại làng Phong Phú, nay là xã Thạch Khê,
               huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Thuở nhỏ, ông nổi tiếng thông minh, chăm chỉ, ham mê
               sách vở và có tài văn chương.
                  Năm Ất Dậu niên hiệu Minh Mạng thứ 6 (1825), ông thi trúng Cử nhân Đệ tam danh
               ở trường thi Nghệ An. Năm Minh Mạng thứ 10 (1829), ông tham gia thi Hội, trúng Đệ
               tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân đệ tứ danh. Năm 1830, ông giữ chức Tri phủ Tân Bình,
               Gia Định sau đó được điều về triều đình giữ chức Lang trung Bộ Hình (1831). Trương
               Quốc Dụng đã góp công trong việc dẹp loạn toán quân Lê Minh Khôi (1833) và đánh
               quân Xiêm xâm lược các tỉnh Đông Nam Bộ (1834). Sau khi lập công lớn, Trương Quốc
               Dụng được triều đình cho giữ nhiều chức vụ như: Án sát Quảng Ngãi, Án sát Hưng Yên,
               Tả thị lang Bộ Lễ, Bộ Lại... Ngày 26/6/1864, trong trận đánh chống lại đám cướp biển
               Tạ Văn Phụng, bảo vệ nhân dân ở vùng Trũng Hồ, xã La Khê (nay thuộc xã Tiền An)
               ông đã anh dũng hy sinh .
                                         (2)
                  Sau khi mất, ông được vua Tự Đức truy tặng hàm Đặc tiến vinh lộc Đại phu Đông
               các Đại học sĩ (1865) , được nhân dân thờ phụng cùng Văn Đức Giai tại đền Quan Đại
                                     (3)
               (xã Tiền An).

                  Văn Đức Giai

                  Văn Đức Giai (Văn Đức Khuê) sinh năm 1807 tại xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu,
               tỉnh Nghệ An.

                  Năm Giáp Thìn niên hiệu Thiệu Trị thứ 4 (1844), ông đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ
               xuất thân (được khắc tên trên bia tại Văn Miếu Huế). Văn Đức Giai là một danh thần
               từng giữ nhiều chức quan như: Thụ chức Hàn Lâm viện, Hàn Lâm viện trước tác, Quốc
               Tử Giám tư nghiệp. Vì có tài võ tướng, lập nhiều chiến công, ông được thăng Trưởng
               binh Bộ Lang, tham gia bàn việc quân. Văn Đức Giai từng giữ chức Hộ lý Tuần phủ
               Quảng Yên, cùng Trương Quốc Dụng lãnh đạo quân sĩ và nhân dân chống lại cướp biển,
               bảo vệ biên cương, hải đảo Tổ quốc.
                  Ông cùng Trương Quốc Dụng đã anh dũng hy sinh (1864) và được vua Tự Đức truy
               tặng hàm Bố chính sứ Quảng Yên (1864). Để ghi nhớ công ơn của hai ông, nhân dân địa
               phương đã lập đền thờ, lấy tên là đền Quan Đại (đền thờ quan lớn) để thờ phụng.


               (1)  Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh: Lý lịch cụm di tích Lịch sử đền Trần Hưng Đạo và đền Phạm
               Tử Nghi xã Liên Vị, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, 2017, tr.4.
               (2)  Ban Chấp hành Đảng bộ xã Tiền An: Lịch sử Đảng bộ xã Tiền An (1948 - 2018), sđd, tr.16.
               (3)  Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh: Lý lịch di tích đền Quan Đại, xã Tiền An, thị xã Quảng Yên,
               tỉnh Quảng Ninh, 2012, tr.4.
   809   810   811   812   813   814   815   816   817   818   819