Page 812 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 812
812 Ñòa chí Quaûng Yeân
17 vị Tiên Công
17 vị Tiên Công là các vị: Vũ Song, Vũ Hồng Tiệm, Bùi Huy Ngoạn, Ngô Bách Đoan,
Nguyễn Phúc Cốc, Nguyễn Phúc Thắng, Nguyễn Phúc Vinh, Lê Khép, Lê Mở, Vũ Tam Tỉnh,
Vũ Giai, Bùi Bách Niên, Nguyễn Nghệ, Nguyễn Thực, Phạm Việt, Dương Quang Tín, Dương
Quang Tấn. Các vị Tiên Công đều là những người cùng quê ở phường Kim Hoa, huyện Thọ
Xương, phủ Hoài Đức, phía Nam thành Thăng Long (nay thuộc phường Kim Liên, Hà Nội).
Dưới thời vua Lê Thái Tông (1434), các vị Tiên Công đã xuôi theo dòng Sông Hồng,
ra cửa sông Bạch Đằng cắm thuyền tìm đất. Ban đầu họ sinh sống trên thuyền bằng
nghề đánh cá, sau khi tìm thấy nguồn nước ngọt, họ quyết định khai khẩn đất hoang,
lập nên xóm làng. Trải qua nhiều thế hệ, bằng sức lao động cần cù và trí thông minh,
sáng tạo, vùng đảo Hà Nam từ một vùng sú vẹt hoang sơ đã trở thành ruộng đồng màu
mỡ, dân cư sinh sống đông đúc. Những người khai hoang đã tụ họp lại lập nên phường
Bồng Lưu, sau đổi thành xã Phong Lưu gồm ba thôn: Cẩm La, Phong Cốc và Yên Đông
(nay thuộc xã Cẩm La, phường Phong Cốc và phường Yên Hải).
Để tưởng nhớ công lao các vị Tiên Công, nhân dân đã xây dựng miếu Tiên Công (xã
Cẩm La) để thờ phụng. Con cháu các dòng họ cũng lập nhà thờ dòng họ làm nơi sinh
hoạt chung, nơi giáo dục cho các thế hệ con cháu về truyền thống “Uống nước nhớ
nguồn”, hiếu nghĩa với tổ tiên, ông bà.
Hoàng Nông, Hoàng Nênh
Hai vị Tiên Công Hoàng Nông, Hoàng Nênh quê ở vùng Trà Lũ. Vào khoảng năm
1434, hai vị chiêu tập nhân dân tới khu vực phía Đông phường Bồng Lưu để quai đê, lấn
biển lập nên xứ Bản Động. Sau này, xứ Bản Động đổi tên thành thôn Trung Bản (nay
thuộc xã Liên Hòa).
Hai vị Tiên Công Hoàng Nông, Hoàng Nênh được nhân dân thờ phụng tại miếu Tiên
Công và nhà thờ dòng họ Hoàng (xã Liên Hòa), đời đời ghi nhớ công lao.
Hoàng Kim Bảng, Đồng Đức Hấn
Hoàng Kim Bảng và Đồng Đức Hấn là người quê ở ấp Trà Lý, tổng Đại Hoàng, huyện
Chân Định, phủ Kiến Xương (nay thuộc Thái Bình). Vào thế kỷ XV, hai vị đã cùng gia
đình tới vùng đảo Hà Nam chiêu tập mọi người quai đê lấn biển, lập nên làng Vị Dương
(nay thuộc xã Liên Vị).
Để tưởng nhớ công lao của hai vị, con cháu thế hệ thứ ba là cụ Hoàng Thế Cường cùng
11 thân nhân đã xây dựng nhà thờ họ trên chính mảnh đất mà cụ Hoàng thủy tổ khai cơ.
Tiên Công Đồng Đức Hấn không có con nên được lập bài vị, phối thờ tại nhà thờ họ Hoàng.
Hai vị Hoàng Kim Bảng và Đồng Đức Hấn được vua Khải Định phong sắc là Dực bảo
Trung hưng linh phù tôn thần, hộ quốc tý dân .
(1)
Đỗ Độ, Đào Bá Lệ
Đỗ Độ và Đào Bá Lệ quê ở Phủ Lý, Hà Nam là những người có công chiêu tập gia
đình, nhân dân tới vùng đảo Hà Nam quai đê lấn biển, lập nên xã Lương Quy (nay thuộc
xã Liên Hòa) vào thế kỷ XV.
(1) Ban Chấp hành Đảng bộ xã Liên Vị: Lịch sử Đảng bộ xã Liên Vị (1930 - 2020), sđd, tr.31.