Page 817 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 817
Phaàn V: Vaên hoùa - Xaõ hoäi 817
Nguyễn Hữu Nghi
Nguyễn Hữu Nghi sinh năm 1930 tại xã Phong Hải, huyện Yên Hưng (nay là phường
Phong Hải, thị xã Quảng Yên). Ông đã có nhiều năm công tác, cống hiến trong lĩnh vực
lâm nghiệp tại Cẩm Phả, đưa ra nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, phấn đấu hoàn thành
mọi nhiệm vụ được giao. Với những cống hiến của mình, ông được Đảng và Nhà nước
trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: danh hiệu Anh hùng Lao động, Huân chương Lao
động hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Ba.
Nguyễn Công Bao
Nguyễn Công Bao sinh năm 1947 tại xã Cẩm La, huyện Yên Hưng (nay là xã Cẩm
La, thị xã Quảng Yên).
Tháng 6/1968, ông nhập ngũ và trở thành chiến sĩ của Tiểu đoàn 5, Binh chủng Đặc
công (nay là Đoàn 5, Binh chủng Đặc công). Năm 1972, ông được điều về công tác tại
Đại đội 5, Đoàn 10, Đặc công Rừng Sác. Nguyễn Công Bao đã cùng tập thể đơn vị kiên
cường bám trụ, chiến đấu lập nên những chiến công vang dội. Trong trận chiến đấu
ngày 03/12/1973, ông đã cùng đồng đội tập kích phá hủy kho xăng Nhà Bè. Trận đánh
đã phá hủy hoàn toàn kho nhiên liệu Shell của địch, đốt cháy 35 triệu galon xăng dầu
(tương đương 250 triệu lít), phá hủy 12 bồn butaga, một tàu dầu Hà Lan 12 nghìn tấn,
một cơ sở lọc dầu, một cơ sở trộn nhớt, một khu chứa lương thực, một khu nhà lính... Sau
khi hoàn thành nhiệm vụ, trên đường trở lại căn cứ, Nguyễn Công Bao cùng đồng đội là
đồng chí Phạm Văn Tiềm đã lọt vào vòng vây từ 7 chiếc tàu tuần tiễu của địch. Để không
lọt vào tay địch, 2 chiến sĩ đã dùng lựu đạn chiến đấu trên tàu và anh dũng hy sinh.
Với những chiến công của mình, Nguyễn Công Bao cùng đồng đội được tuyên dương
“Hành động anh hùng” và được trao tặng Huân chương Chiến công Giải phóng hạng
Nhất. Hình ảnh quyết tử của đồng chí được chọn làm nguyên mẫu cho “Tượng đài chiến
sĩ Đặc công Rừng Sác” tại tỉnh Đồng Nai. Ngày 25/4/2013, Chủ tịch nước đã ký Quyết
định số 803/QĐ-CTN truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho
liệt sĩ Nguyễn Công Bao. Hiện nay, xã Cẩm La và huyện Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh)
đều có con đường mang tên liệt sĩ Nguyễn Công Bao.
Đỗ Xuân Oanh
Đỗ Xuân Oanh sinh ngày 04/01/1923 tại Quảng Yên, Quảng Ninh. Từ năm 14 tuổi,
ông đã bắt đầu kiếm sống bằng nhiều nghề như: thợ mỏ, vẽ tranh, dạy học và làm nhạc
công phòng trà. Năm 19 tuổi, Đỗ Xuân Oanh lên Hà Nội và bắt đầu học thêm. Hòa trong
không khí sục sôi của những ngày tổng khởi nghĩa năm 1945, những cảm xúc tự hào
và xúc động trào dâng, thôi thúc ông sáng tác nên những giai điệu đầu tiên của bài hát
“Mười chín tháng Tám”.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông lên chiến khu Việt Bắc làm việc cho báo
Cứu quốc. Với khả năng tự học ngoại ngữ, Đỗ Xuân Oanh đã trở thành phát thanh viên
thế hệ đầu tiên cho chương trình Tiếng Anh của Đài Tiếng nói Việt Nam. Cùng với công
việc phát thanh, ông còn làm phiên dịch viên cho các lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà
nước Việt Nam như Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Năm 1951,
Đỗ Xuân Oanh tham gia thành lập Ủy ban Bảo vệ Hòa bình Thế giới của Việt Nam, làm