Page 833 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 833

Phaàn VI: Löôïc chí caùc xaõ, phöôøng    833



                  II. Phường Đông Mai

                  1. Địa lý tự nhiên

                  Phường Đông Mai phía Đông giáp phường Minh Thành, phía Tây giáp phường Nam
               Khê và phường Trưng Vương (thành phố Uông Bí), phía Nam giáp xã Sông Khoai, phía
               Bắc giáp xã Quảng La (thành phố Hạ Long) và phường Bắc Sơn (thành phố Uông Bí).
                  Phường Đông Mai có tổng diện tích là 1.681,43 ha, trong đó đất nông nghiệp 1.169,53 ha,
               đất phi nông nghiệp 505,85 ha, đất chưa sử dụng 6,05 ha.

                  Trước đây việc đi lại giữa các khu trong phường và các đơn vị xung quanh gặp nhiều
               khó khăn. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, mạng
               lưới giao thông trên địa bàn phường từng bước hoàn thiện, các tuyến đường liên khu,
               liên xã được mở rộng và cứng hóa. Phường có Quốc lộ 18 - tuyến đường giao thông

               trọng yếu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, nối liền tam giác kinh tế Hà Nội - Hải
               Phòng - Quảng Ninh chạy qua, tạo điều kiện cho việc giao lưu, phát triển kinh tế, văn
               hóa - xã hội với các địa phương khác.
                  Nhìn chung, những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kết hợp với vị trí địa lý, giao
               thông tạo bước đà quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của phường
               Đông Mai.

                  2. Khái quát quá trình hình thành

                  Xưa kia, Đông Mai là một vùng bãi triều sú vẹt mênh mông ở Sông Khoai, Sông Con,
               nằm ở tả ngạn sông Bạch Đằng với đồi núi trập trùng, sông rạch chằng chịt. Trải qua
               biến động lịch sử, phường Đông Mai có nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính.

                  Ngôi chùa Hoa Sen  trên đỉnh thác Bò Đái (nay gọi là thác Mơ) được xây dựng vào
                                       (1)
               cuối thời Trần cùng chùa Vạn Triều, chùa Lôi Âm, chùa Sùng Đức của xã An Lập, huyện
               Yên Lập (nay là phường Minh Thành) đã chứng minh dưới thời Trần, địa bàn Đông Mai
               có cư dân sinh sống đông đúc . Đến cuối thế kỷ XVI, làng Vạn Trà được thành lập, gồm
                                              (2)
               3 thôn: Khoái Lạc, Trại Nghi, Khe Nữ gọi là (nhất xã tam thôn).

                  Làng Vạn Trà có khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ, là nơi hội tụ các yếu tố thiên thời,
               địa lợi, nhân hòa. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi nên đời sống của cư dân sung túc, khá
               giả hơn so với các làng khác trong vùng. Vì vậy, làng Vạn Trà được chính quyền phong
               kiến đặt tên là xã Khoái Lạc, thuộc huyện Yên Hưng, phủ Hải Đông.
                  Thời vua Gia Long, xã Khoái Lạc thuộc huyện Yên Hưng, trấn Yên Quảng. Đến năm
               Minh Mạng thứ 12 (1831), trấn Quảng Yên đổi thành tỉnh Quảng Yên. Xã Khoái Lạc
               lúc này thuộc huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên, gồm 8 thôn xóm là: Khoái Lạc, Đồng
               Trong, Khe Nữ, Đống Dù, Nghi Thành, Trại Thành, Chạp Khê, Đồng Mương.

                  Đến năm 1948, xuất phát từ yêu cầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,
               chính quyền cách mạng tỉnh Quảng Yên lấy “Đông Mai” là mật danh của xã Khoái Lạc.


               (1)  Hiện nay, ngôi chùa chỉ còn là phế tích.
               (2)  Lê Đồng Sơn (Chủ biên): Văn hóa Yên Hưng - Lịch sử hình thành và phát triển, sđd, tr.46.
   828   829   830   831   832   833   834   835   836   837   838