Page 924 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 924

924    Ñòa chí Quaûng Yeân



                  Ngày 20/7/1956, trong cải cách ruộng đất, Ủy ban hành chính khu Hồng Quảng quyết
               định tách thôn Yên Hưng ra khỏi xã Hiệp Hòa, sáp nhập thêm khu vực Chênh Giang
               (xóm 5) thành lập xã Yên Giang. Sau thành lập, xã Yên Giang gồm các xóm: xóm 1, xóm
               2, xóm 3, xóm 4, xóm 5, xóm 6, xóm 7.
                  Ngày 30/10/1963, kỳ họp thứ 7 Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa II
               phê chuẩn thành lập tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng
               Quảng. Xã Yên Giang thuộc huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh.

                  Ngày 12/6/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 58/2006/NĐ-CP “về việc điều
               chỉnh địa giới hành chính một số xã, phường, huyện; thành lập xã; mở rộng thị trấn
               thuộc các huyện: Yên Hưng, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, thị xã Uông Bí và thành phố
               Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh”. Theo Nghị định, 126 ha diện tích tự nhiên và 1.725 nhân
               khẩu của xã Yên Giang (thuộc xóm 5 và xóm 7) chuyển về thị trấn Quảng Yên quản lý.
               Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã Yên Giang có 356,1 ha diện tích tự nhiên gồm
               5 xóm: xóm 1, xóm 2, xóm 3, xóm 4, xóm 6. Trong quá trình sản xuất, nhân dân đắp bờ,
               khoanh vùng khu vực bãi triều để nuôi trồng thủy sản, mở rộng được thêm 17,12 ha .
                                                                                                        (1)
                  Ngày 25/11/2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 100/NQ-CP “về việc thành lập
               thị xã Quảng Yên và thành lập các phường thuộc thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh”,
               phường Yên Giang được thành lập trực thuộc thị xã Quảng Yên trên cơ sở toàn bộ diện
               tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Yên Giang. Sau khi thành lập phường, các xóm trở
               thành các khu phố: khu phố 1, khu phố 2, khu phố 3, khu phố 4 và khu phố 6.

                  3. Dân số và đặc điểm dân cư

                  Từ thời Trần, trên địa bàn phường Yên Giang đã có cư dân sinh sống ở khu vực ven
               sông, ven rừng tạo thành làng Rừng. Qua các cuộc điều tra điền dã, khai quật tại khu
               vực Yên Giang, các nhà khoa học đã thu thập được khối lượng lớn các hiện vật như: hàng
               trăm tiêu bản sành sứ, các tiêu bản xẻng, cuốc làm bằng vỏ hà lớn, bàn mài, nghiên
               mực... Đáng chú ý là những cụm xương lớn của người và động vật còn khá nguyên vẹn
               ở độ sâu 3 m so với đường bờ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dấu tích khai quật ở khu
               vực này hội tụ đủ các yếu tố của một làng chài, bến cảng sông thuộc thế kỷ XIV - XVI .
                                                                                                         (2)
               Trong giai đoạn này, cư dân chủ yếu khai phá đất đai, trồng lúa, trồng màu, săn thú,
               đắp cạp ven sông làm chài lưới, bắt cá để sinh sống.

                  Đến đầu năm Gia Long thứ nhất (1802), đại diện 12 dòng họ trong xã: họ Nguyễn,
               họ Lê Hữu, họ Lê Văn, họ Phạm, họ Hoàng, họ Đỗ, họ Trần, họ Vũ, họ Bùi, họ Ngô, họ
               Đinh, họ Đoàn (còn được gọi là thập nhị Tiên Công) thấy đất đai có lợi bèn hợp sức, chiêu
               tập người khai hoang lấn biển, mở mang đồng ruộng. Trải qua quá trình sinh sống, cư
               dân trên địa bàn ngày càng tăng lên, hình thành thêm nhiều dòng họ mới.
                  Trong chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (1965 - 1968), xã Yên
               Giang đón nhận nhiều cơ quan, đơn vị về sơ tán tại địa phương như: Phòng Lương thực,


               (1)  Ban Chấp hành Đảng bộ phường Yên Giang: Lịch sử Đảng bộ phường Yên Giang (1930 - 2020),
               sđd, tr.15.
               (2)  Nguyễn Việt, Nguyễn Hồng Kỳ, Bùi Thanh Nhàn, Ngô Đình Dũng, Lê Thị Ngà: “Những phát hiện
               gốm sứ và hài cốt xung quanh bãi cọc Bạch Đằng ở Yên Giang, Yên Hưng (Quảng Ninh)”, Đô thị
               Quảng Yên, truyền thống và định hướng phát triển, sđd, tr.43-44.
   919   920   921   922   923   924   925   926   927   928   929