Page 925 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 925
Phaàn VI: Löôïc chí caùc xaõ, phöôøng 925
Phòng Tài chính, Công ty Thương nghiệp, các đơn vị đặc công, hải quân về đóng và tập
luyện tại các xóm. Bên cạnh đó còn có lượng lớn nhân dân thị trấn và nhân dân từ các
vùng có mật độ dân số cao tới sơ tán, dân cư trên địa bàn ngày càng tăng.
Năm 2006, thực hiện Nghị định số 58/2006/NĐ-CP của Chính phủ, một phần địa giới
hành chính của xã Yên Giang được điều chỉnh chuyển về thị trấn Quảng Yên, dân số xã
Yên Giang giảm còn 2.575 nhân khẩu. Tính đến ngày 31/12/2023, phường Yên Giang có
1.059 hộ với 3.487 nhân khẩu.
4. Khái quát truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng
Yên Giang là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước và tinh thần đấu tranh cách
mạng. Trải qua thăng trầm lịch sử, ở bất cứ thời điểm nào, nhân dân Yên Giang cũng
luôn vững vàng trước khó khăn, thử thách, bền bỉ đấu tranh chống giặc ngoại xâm, cùng
nhân dân cả nước làm nên những chiến công vang dội, góp phần tô thắm thêm những
trang sử vàng của dân tộc.
Nằm trong vùng cửa biển miền Đông Bắc Tổ quốc, mảnh đất Yên Giang cùng sông
Bạch Đằng giữ vị trí chiến lược trọng yếu trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân
tộc. Vào thời cổ - trung đại, trên sông Bạch Đằng đã diễn ra 3 trận đánh ác liệt chống
quân xâm lược phương Bắc: trận đánh năm 938 của Ngô Quyền, trận đánh năm 981 của
Lê Hoàn và trận đánh chống quân Nguyên - Mông năm 1288 của Hưng Đạo Đại vương
Trần Quốc Tuấn. Với sự chỉ đạo tài tình của 3 vị anh hùng, sự đoàn kết toàn dân, toàn
quân cùng với địa hình hiểm yếu, hùng vĩ của vùng sông nước Bạch Đằng, 3 trận quyết
chiến chiến lược của quân ta đều giành thắng lợi. Trong những chiến công vang dội đó
đều có sự đóng góp của nhân dân Yên Giang trong việc tham gia vận chuyển lương thực,
chặt gỗ, chôn cọc, xây dựng và giữ bí mật về trận địa cọc... Một trong những đóng góp
tiêu biểu của nhân dân Yên Giang còn được truyền lại là câu chuyện về bà bán hàng
nước bên cây quếch cổ thụ. Tương truyền, khi tới bến đò Rừng để nghiên cứu địa hình,
chuẩn bị thế trận tiêu diệt quân xâm lược Nguyên - Mông, Hưng Đạo Đại vương Trần
Quốc Tuấn đã được một bà bán hàng nước kể tỉ mỉ, chính xác về quy luật lên xuống của
thủy triều, địa thế lòng sông, giúp ông bố trí trận địa cọc tiêu diệt địch. Sau khi thắng
trận, Hưng Đạo Đại vương trở lại bến đò tìm bà để tạ ơn, nhưng không thấy, chỉ thấy
đống mối đùn lên rất to nơi bà ngồi. Cảm kích trước tấm lòng yêu nước của bà, Hưng
Đạo Đại vương đã tâu với Vua Trần phong bà làm “Vua Bà” và cho lập miếu thờ tại nơi
bà bán hàng. Vua Bà là hình tượng tiêu biểu của nhân dân Yên Giang cùng tham gia với
vua quân Nhà Trần làm nên chiến thắng lịch sử trên dòng sông Bạch Đằng năm 1288.
Đồng thời, đây cũng là biểu tượng của tinh thần đoàn kết dân tộc, là minh chứng cho tư
tưởng “lấy dân làm gốc”.
Truyền thống Bạch Đằng đã trở thành khí phách của mảnh đất, con người Yên
Giang. Năm 1883, sau khi chiếm đóng Hải Phòng, Hòn Gai, thực dân Pháp tấn công
Quảng Yên, khống chế tuyến giao thông Hải Phòng - Hòn Gai. Tuy bị thực dân Pháp
kìm kẹp, cai trị, song nhân dân Yên Giang vẫn không chịu khuất phục, nhiều con em
địa phương tích cực tham gia các cuộc khởi nghĩa chống Pháp do Đốc Tít, Lưu Kỳ, Lãnh Pha,
Lãnh Hy, Đề Hồng... lãnh đạo tại vùng Đông Bắc. Các cuộc khởi nghĩa tuy không thành