Page 28 - Trinh bay Dia chi Quang Yen final
P. 28
Phaàn I: Ñòa lyù töï nhieân, ñòa lyù haønh chính vaø daân cö 27
kết nối với mạng đường sắt quốc gia, chuyên chở hàng nông sản từ các vùng lân cận đến
cung cấp cho vùng mỏ.
Về đường thủy, thị xã có tuyến đường thủy nằm trên tuyến đường ven biển Bắc Bộ nối
Hải Phòng - Quảng Ninh với các tỉnh ven biển trong nước và quốc tế. Từ xưa, các con
sông bao quanh, chảy qua địa bàn thị xã đã tạo nên mạng lưới giao thông đường thủy
thuận lợi cho phát triển kinh tế. Quảng Yên được bao bọc bởi sông Bạch Đằng, Sông
Chanh... với chiều dài đường thủy nội địa là 80,5 km. Đây là các tuyến đường thủy quốc
gia quan trọng, là tiền đề cho ngành vận tải thủy của địa phương phát triển.
Sông Bạch Đằng được hợp thành bởi Sông Giá và sông Đá Bạc, đổ ra biển ở cửa Nam
Triệu. Sông Bạch Đằng có hai nhánh lớn là Sông Chanh và Sông Rút. Sông Chanh có
chiều dài khoảng 20 km, nằm trên tuyến đường giao thông ven biển nối cảng Hải Phòng
với Hạ Long, Cẩm Phả và vùng Đông Bắc của nước ta. Sông Rút dài 15 km, chảy qua
khu Hà Nam và Đầm Nhà Mạc rồi vào dòng chính sông Bạch Đằng, sau đó đổ ra biển
bằng cửa Nam Triệu.
Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong tuyến hành lang kinh tế ven biển Hải Phòng,
Quảng Ninh và nằm giữa 3 thành phố lớn: Hạ Long, Hải Phòng và Uông Bí, thị xã
Quảng Yên được đánh giá là địa phương có lợi thế lớn để phát triển kinh tế - xã hội,
nhất là phát triển các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ
và du lịch. Đặc biệt với vị trí của một cửa ngõ giao thông đường thủy quan trọng, thị xã
Quảng Yên có lợi thế phát triển kinh tế biển, thu hút khách du lịch, mở rộng giao lưu
kinh tế, thương mại với các địa phương khác trong nước và quốc tế, đảm bảo quốc phòng,
an ninh trên bộ và trên biển. Qua đó, liên kết không gian kinh tế giữa thị xã Quảng Yên
với các thành phố Hạ Long, Hải Phòng để tạo thành trục kinh tế động lực ven biển Hải
Phòng - Quảng Yên - Hạ Long của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
II. Địa chất - khoáng sản
1. Địa chất
Trên địa bàn thị xã Quảng Yên, các hệ tầng đá và trầm tích bở rời khá đa dạng, bao
gồm: các hệ tầng đá trầm tích trước Đệ tứ, các hệ trầm tích bở rời Đệ tứ, trầm tích vùng
triều cửa sông. Cụ thể:
1.1. Các hệ tầng đá trầm tích trước Đệ tứ
Ở rìa vùng cửa sông Bạch Đằng, móng đá gắn kết trước Đệ tứ lộ trên ba khu vực,
trong đó khu vực Quảng Yên đá gốc lộ thành đồi, núi thấp trên đồng bằng, các “đảo”
hoặc các gò đống trên đới triều. Đá gốc này có thành phần lục nguyên (cát kết, bột kết)
và Cacbonat thuộc hệ tầng Dưỡng Động (D - dđ), Tràng Kênh (D ls) và Hà Cối (Jhc).
2g
1 2
Hệ tầng Dưỡng Động (D em - D e dđ)
1
2
Hệ tầng Dưỡng Động (D em - D e dđ) thuộc hệ Devon thống hạ, bậc Emsi - thống
2
1
trung, bậc Eife, có độ tuổi trong khoảng 407,6 - 387,7 triệu năm trước. Hệ tầng này gồm
chủ yếu là cát kết dạng Quarzit xen các lớp bột kết và đá phiến sét nguồn lục địa. Vài
nơi còn gặp cuội kết thạch anh tròn cạnh. Phía Nam thị trấn Mạo Khê có một số điểm