Page 31 - Trinh bay Dia chi Quang Yen final
P. 31
30 Ñòa chí Quaûng Yeân
Phần dưới: Trầm tích có nguồn gốc biển, tương ứng trầm tích cát cuội trên thềm cao
ở ven rìa Quảng Yên - Uông Bí. Thành phần trầm tích gồm cát hạt nhỏ, hạt trung màu
xám vàng, vàng nhạt, đôi chỗ lẫn hạt sỏi hoặc mùn bã hữu cơ. Tập phân bố rộng nhưng
không liên tục, chứa nước ngầm, độ khoáng đạt đến 9 g/l.
Phần giữa: Trầm tích có nguồn gốc đầm lầy biển hoặc ven biển. Thành phần trầm
tích bùn sét bột, cát bột chứa các ổ cát, ở trạng thái chảy ướt, màu đen, xám tro và chứa
nhiều tàn tích thực vật mục nát.
Phần trên: Thành phần trầm tích sét, bột sét, cát bột, dẻo quánh màu xám vàng, nâu
gụ, hồng nhạt, xám trắng chứa oxit sắt biểu thị cho quá trình phong hóa mạnh. Trong
các lỗ khoan thường dễ nhận biết sự bắt đầu của hệ tầng Vĩnh Phúc nhờ có mặt các lớp
dẻo quánh màu loang lổ nâu đỏ, xám trắng này. Trầm tích phần trên lộ ra tại nhiều
điểm, trong đó có khu vực phía Bắc của thị xã Quảng Yên.
1.2.2. Thống Holocene
Hệ tầng Hải Hưng (Q hh)
1
2
Hệ tầng Hải Hưng thuộc phụ thống hạ - trung, thống Holocene. Hệ tầng do Hoàng
Ngọc Kỷ xác lập năm 1978, theo tên của một tỉnh cũ, nay đã tách thành hai tỉnh Hải
Dương và Hưng Yên. Trầm tích của hệ tầng phân bố rộng khắp ở đồng bằng Bắc Bộ, một
phần lộ trên bề mặt và phần lớn hơn bị phủ dưới bề mặt đồng bằng.
Tại Quảng Yên, hệ tầng Hải Hưng (mQ hh) chiếm diện tích nhỏ nằm giữa đồng
1-2
bằng hơi trũng, thường bám sát bao quanh và liên kết các khu lộ đá gốc, tạo nên địa
hình đồng bằng bằng phẳng cao từ 2 - 4 m. Thành phần cấu tạo bao gồm cát, bột, sét
xám vàng dày 2 - 10 m. Phần lớn diện phân bố của hệ tầng Hải Hưng bị các trầm tích
hệ tầng Thái Bình phủ trên và thường gặp ở các độ sâu 1 - 3 m dưới bề mặt đồng bằng.
Trầm tích hệ tầng Hải Hưng tại thị xã Quảng Yên là một phức hệ trầm tích biển ven
bờ, đầm lầy biển, hồ - đầm lầy lục địa ven biển, có ranh giới dưới không chỉnh hợp trên
hệ tầng Vĩnh Phúc và ranh giới trên chỉnh hợp dưới hệ tầng Thái Bình.
Hệ tầng Thái Bình (Q tb)
3
2
Hệ tầng Thái Bình thuộc thống thượng, thống Holocene. Hệ tầng Thái Bình do Hoàng
Ngọc Kỷ thành lập năm 1978, đặt tên theo tỉnh Thái Bình. Trầm tích của hệ tầng phân
bố rộng khắp ở đồng bằng Bắc Bộ và lộ trên bề mặt. Trầm tích của hệ tầng Thái Bình
dày 1 - 10 m và được phân chia thành ba phần:
Phần dưới (m Q tb - a) gồm hai kiểu nguồn gốc. Thứ nhất là trầm tích biển, môi
3
2
trường triều thấp và dưới triều, gồm cát bột, bột màu xám, xám nâu, có khi xám xanh
chứa nhiều vỏ thân mềm biển, phong phú tảo Silic biển, khá phong phú trùng lỗ và
nghèo bào tử phấn. Chúng dày 0,5 - 1,5 m, trung bình 1,2 m, không lộ trên bề mặt, chủ
yếu phủ trên trầm tích hồ đầm thuộc phần trên hệ tầng Hải Hưng. Ở nhiều nơi, trong
đó có khu vực Yên Lập và phía Nam của Quảng Yên, trầm tích phủ trên trầm tích đầm
lầy biển; thứ hai là trầm tích bãi biển, đê cát biển gồm cát nhỏ màu xám, xám vàng tạo
nên các thềm biển, đê cát biển cao 3 - 4 m, chạy thành tuyến không liên tục bám theo