Page 338 - Trinh bay Dia chi Quang Yen final
P. 338

Phaàn IV: Kinh teá    337



                                                       Chương I
                                               NÔNG - LÂM NGHIỆP




                  I. Nông nghiệp

                  Nông nghiệp vốn là ngành kinh tế có vai trò quan trọng của thị xã Quảng Yên. Mặc
               dù diện tích đất đai không lớn, điều kiện địa hình không thuận lợi, song trước năm 1945,
               huyện Yên Hưng được xem là vựa lúa duy nhất của tỉnh Quảng Yên. Từ năm 1963 - 2011,
               huyện Yên Hưng là một trong ba vùng nông nghiệp phát triển và từng là trọng điểm
               nông nghiệp của tỉnh Quảng Ninh. Giai đoạn từ năm 2012 đến nay, nông nghiệp của
               thị xã Quảng Yên tiếp tục có bước phát triển ổn định, từng bước hình thành nền nông
               nghiệp xanh, hiện đại, trở thành điểm sáng trong phát triển nông nghiệp của tỉnh.

                  1. Nông nghiệp trước năm 1945

                  Quảng Yên là vùng đất có lịch sử hình thành lâu đời. Tại di chỉ Đầu Rằm, xã Hoàng
               Tân, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều hiện vật cho thấy con người đã cư trú tại
               đây từ hàng nghìn năm trước với hai giai đoạn sớm và muộn khác nhau. Giai đoạn sớm
               tương đương với văn hóa Phùng Nguyên cách ngày nay khoảng 3.000 - 3.500 năm và
               giai đoạn muộn tương đương với lớp văn hóa Đông Sơn cách ngày nay khoảng 2.000 -
               2.700 năm.
                  Ở giai đoạn sớm, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy khá nhiều công cụ được sử dụng
               trong nông nghiệp như rìu, bôn bằng đá với nhiều kiểu - loại khác nhau, chứng tỏ ngoài
               săn bắt, hái lượm, đánh cá, nhuyễn thể, cư dân cổ Đầu Rằm còn biết làm nông nghiệp.
               Bước vào giai đoạn muộn, các bộ nông cụ được tìm thấy ở đây khá phong phú về chất
               liệu, bên cạnh những công cụ bằng đá, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy các công cụ
               bằng kim loại như rìu đồng, mai sắt, cuốc sắt... Điều đó cho thấy cư dân Đầu Rằm đã có
               bước tiến về kỹ thuật canh tác trong sản xuất nông nghiệp.

                  Cùng với việc cải tiến công cụ trồng trọt, mở rộng canh tác, cư dân Đầu Rằm cũng
               đã biết đến săn bắt và thuần dưỡng động vật hoang dã trở thành vật nuôi. Với số lượng
               không nhỏ những mảnh xương thú rừng như hoẵng, lợn rừng, khỉ... cùng với bộ vũ khí
               như mũi giáo, mũi lao, mũi tên bằng đá, đồng được tìm thấy trong di tích, chúng ta có
               thể hình dung được phần nào hoạt động săn bắt của cư dân cổ nơi đây. Tuy nhiên, sang
               đến giai đoạn muộn, khi nghề chăn nuôi (chó, gà, lợn, bò...), thuần dưỡng động vật phát
               triển và cho nguồn thức ăn ổn định thì nghề săn bắt thú rừng mất dần vai trò của mình
               mà minh chứng là xương thú rừng chiếm tỷ lệ thấp so với các loại xương vật nuôi.
                  Dưới thời Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, công cụ lao động bằng kim loại được sử dụng
               phổ biến. Nhờ đó, cư dân có thể dễ dàng khai phá đất hoang, mở rộng diện tích trồng
               trọt. Chăn nuôi cũng có bước phát triển và được định hình một cách rõ nét với nhiều loài
               vật nuôi hơn và với nhiều mục đích hơn.

                  Thời kỳ Bắc thuộc, mặc dù bị các triều đại phong kiến phương Bắc bóc lột nặng nề, bị
               chèn ép và ngăn trở nhưng nông nghiệp Quảng Yên vẫn có bước tiến đáng kể. Diện tích
               đất trồng trọt đã được mở rộng xuống vùng đồng bằng ven biển. Các công trình thủy lợi
   333   334   335   336   337   338   339   340   341   342   343