Page 343 - Trinh bay Dia chi Quang Yen final
P. 343

342    Ñòa chí Quaûng Yeân



               Hà Bắc, Hà Nam đều tổ chức những chiến dịch trồng khoai lang ngắn ngày kết hợp với
               trồng lúa, ngô, đỗ... Bên cạnh đó, chính quyền địa phương thực hiện khẩn trương chính
               sách của Chính phủ lâm thời, tịch thu ruộng công điền, ruộng của Việt gian, kiểm kê
               lại diện tích đất hoang, tạm giao ruộng công cho các hộ nông dân nghèo sản xuất, đồng
               thời tiến hành giảm tô, giảm tức, giảm thuế điền thổ, xóa bỏ những thứ thuế vô lý. Nhờ
               có biện pháp tích cực, nông dân vững tin vào chế độ mới, phấn khởi tăng gia sản xuất,
               ổn định đời sống, nạn đói từng bước được đẩy lùi.
                  Trong suốt 9 năm kháng chiến, thị xã Quảng Yên và huyện Yên Hưng bị thực dân
               Pháp tìm mọi cách đánh phá và chiếm đóng. Vì vậy, kinh tế nông nghiệp trên địa bàn
               trong thời kỳ này vận hành theo cơ chế nền kinh tế thời chiến, hạn chế tối đa những
               thiệt hại từ các cuộc càn quét, tàn phá của địch, cố gắng bám trụ ruộng đồng, tăng gia
               sản xuất, đáp ứng nhu cầu lương thực cho nhân dân và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.

                  2.2. Nông nghiệp từ năm 1955 - 1985

                  Từ năm 1955 - 1960
                  Sau ngày giải phóng, nông nghiệp trên địa bàn Quảng Yên bước vào thời kỳ khôi phục
               trong điều kiện phải đối mặt với những hậu quả nặng nề do chiến tranh và thiên tai gây
               ra. Hầu hết các làng xã bị tàn phá tiêu điều, đặc biệt là các địa phương nằm ở khu vực
               “vành đai trắng” của địch. Hàng nghìn mẫu ruộng canh tác bị bỏ hoang, cây cỏ, năn lác
               mọc um tùm. Đồn bốt, boong-ke, hàng rào dây thép gai, bom mìn của địch vẫn còn ngổn
               ngang khắp nơi... Ngày 25/9/1955, một cơn bão lớn đã đổ bộ vào Yên Hưng khiến đê Hà
               Nam bị vỡ, nhà cửa bị ngập lụt, nhiều người bị chết đuối, tài sản bị cuốn trôi, 1.300 mẫu
               ruộng bị ngập mặn, trên 30.000 dân gặp khó khăn về việc làm , nạn đói có nguy cơ tái
                                                                                 (1)
               diễn. Trước tình hình đó, chính quyền huyện Yên Hưng tập trung chỉ đạo nhân dân khắc
               phục những khó khăn và hậu quả do bão lụt gây ra. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn,
               bằng sự nỗ lực và quyết tâm, nhân dân huyện Yên Hưng đã hoàn thành sửa chữa những
               đoạn đê sạt lở, đắp và nâng cao những đoạn đê vỡ; thau chua, rửa mặn cho các cánh đồng
               bị nước mặn tràn vào, từng bước khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.

                  Thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TW ngày 30/6/1955 của Trung ương Đảng về củng cố và
               phát triển phong trào tổ đổi công, đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể, Huyện
               ủy Yên Hưng đã chỉ đạo các xã trên địa bàn tích cực tuyên truyền đến từng hộ nông dân
               về đường lối, chủ trương của Đảng, làm cho họ hiểu được bản chất, tính ưu việt của tổ
               đổi công, từ đó vận động họ tham gia. Đến năm 1956, toàn huyện có 56,3% hộ nông dân
               vào tổ đổi công. Đây là điều kiện thuận lợi để nông dân Yên Hưng hợp lực sản xuất, đưa
               nông nghiệp phát triển.
                  Với khẩu hiệu “Tấc đất tấc vàng”, phong trào khai hoang, phục hóa được đẩy mạnh,
               ruộng đất bỏ hoang nay đã được phủ xanh cây lương thực, cây ăn quả. Nông dân mở
               rộng diện tích, cấy thêm vụ, dùng phân hữu cơ để bón lúa và hoa màu. Với những biện
               pháp thiết thực và kịp thời, sản xuất được phục hồi mạnh mẽ. Năm 1956, tổng diện tích
               đất canh tác toàn huyện là 4.206 ha, trong đó diện tích trồng lúa 4.166 ha, diện tích


               (1)  Xem Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Quảng Yên: Lịch sử Đảng bộ thị xã Quảng Yên (1930 - 2020),
               sđd, tr.127.
   338   339   340   341   342   343   344   345   346   347   348