Page 888 - Trinh bay Dia chi Quang Yen final
P. 888

Phaàn VI: Löôïc chí caùc xaõ, phöôøng    887



                  Đầu thế kỷ XIX, huyện Yên Hưng được chia thành 2 tổng Hà Nam và Hà Bắc với 17
               xã, phường. Địa bàn Phong Hải thuộc thôn Phong Cốc, xã Phong Lưu, tổng Hà Nam,
               huyện Yên Hưng.

                  Năm 1890, các đơn vị hành chính của 2 tổng có một số thay đổi nhất định. Trong đó,
               xã Phong Lưu được chia thành 4 xã mới là Phong Cốc, Yên Đông, Cẩm La, Trung Bản
               trên cơ sở 4 thôn cũ. Từ đây, thôn Phong Cốc chính thức trở thành xã Phong Cốc. Dân
               cư tập trung đông đúc ở 9 xóm trung tâm là: Cung Đường, Nam Cầu, Bắc Cầu, Nghệ
               La, xóm Thượng, xóm Trung, xóm Giữa, xóm Cống, xóm Đông. Phong Hải lúc này thuộc
               tổng Hà Nam, huyện Yên Hưng, tỉnh lỵ Quảng Yên.

                  Năm 1964, xã Phong Cốc là địa phương có dân số đông nhất huyện Yên Hưng. Căn
               cứ vào đề nghị của Ủy ban hành chính tỉnh Quảng Ninh, ngày 23/6/1964, Bộ Nội vụ ban
               hành Quyết định số 170-NV về việc chia xã Phong Cốc thành 2 xã: Phong Cốc và Phong
               Hải. Theo đó, xã Phong Hải được thành lập thuộc huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh
               gồm 9 xóm: xóm Giữa, xóm Đồng, xóm Đông, xóm Nam Cầu, xóm Đông Ngoại, xóm Nhà
               Vi, Cây Đước, Cống Mương, Kinh Thu.

                  Ngày 25/11/2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 100/NQ-CP về việc thành lập
               thị xã Quảng Yên và thành lập các phường thuộc thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
               Theo đó, phường Phong Hải được thành lập trên cơ sở 603,6 ha diện tích tự nhiên và
               7.961 nhân khẩu của xã Phong Hải.
                  Hiện nay, phường Phong Hải có 8 khu dân cư từ khu phố 1 đến khu phố 8.

                  3. Dân số và đặc điểm dân cư

                  Quá trình hình thành và phát triển của phường Phong Hải gắn liền với quá trình
               khai hoang lấn biển của các vị Tiên Công có nguồn gốc từ các tỉnh đồng bằng Sông Hồng.
               Vậy nên, cư dân Phong Hải vừa mang bản sắc truyền thống của văn hóa Sông Hồng,
               vừa mang cốt cách kiên cường của người dân miền biển trưởng thành qua sóng gió như
               chính cái tên của mình.
                  Trên văn bia các đình làng vùng Hà Nam, các gia phả, câu đối thờ phụng tổ tiên của
               các dòng họ ở phường Phong Cốc ghi dân cư Phong Hải xuất hiện từ Triều Lê. 17 cụ
               trong đó có 9 cụ lập ra làng Phong Cốc là người phường Kim Hoa, phủ Hoài Đức, thành
               Thăng Long (Hà Nội). Họ là những người lao động, những kẻ sĩ sống chủ yếu bằng canh
               tác nông nghiệp và đánh cá ven hồ, ven sông Kim Ngưu ở Thăng Long.

                  Năm 1434, vua Lê Thái Tông mở rộng kinh đô Thăng Long tới đất Kim Hoa. Hưởng
               ứng lời kêu gọi khai canh lập ấp của nhà vua, nhiều quan lại và các dòng họ nơi đây rời
               quê hương đến miền đất xa để khai phá. Họ xuôi theo dòng Sông Hồng xuống vùng cửa
               sông Bạch Đằng đến vùng đất An Bang cắm thuyền tìm đất. Lúc đầu họ ở trên thuyền,
               sống bằng nghề đánh bắt cá, dãi chài, phơi lưới. Vào một đêm, lần theo tiếng ếch kêu,
               các cụ tìm ra mạch nước ngọt trên một đượng đất cao trên triều, bao quanh là nước
               mặn . Nhận thấy nơi đây là vùng đất có thể làm ăn sinh sống lâu dài, các cụ cùng gia
                    (1)
               đình quyết định lên bãi triều này, khai khẩn đất hoang, xây dựng quê hương mới.

               (1)  Mạch nước ngọt là vùng Hồ Mạch ngày nay.
   883   884   885   886   887   888   889   890   891   892   893