Page 889 - Trinh bay Dia chi Quang Yen final
P. 889
888 Ñòa chí Quaûng Yeân
Các vị Tiên Công và gia đình đến khai khẩn vùng đảo Hà Nam lập nên làng Phong
Cốc thuộc các dòng họ Vũ Văn, Vũ Trọng, Ngô Bách, Nguyễn Phúc (3 cụ), Bùi Huy, Lê
(2 cụ). Nhân dân suy tôn các cụ là cụ tổ của các dòng họ Tiên Công. Sau này, các dòng họ
từ địa phương khác là Nguyễn Huy, Lê Sỹ, Tô, Ngô, Công, Phạm, Vũ Đình, Nguyễn
Hữu, Nguyễn Hoàng đến đóng góp công sức, tiếp tục mở rộng đất đai, xây dựng làng xã,
được suy tôn là Phụ khẩn Tiên Công.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, cư dân Phong Hải ngày càng trở nên
đông đúc. Năm 1975, dân số xã Phong Hải là 6.077 người, đến năm 1995 là 7.359 người.
Đến ngày 31/12/2023, phường có 2.586 hộ với 9.239 người. Trên địa bàn phường chủ yếu
là dân tộc Kinh sinh sống, hoạt động kinh tế chính là thủ công nghiệp kết hợp với sản
xuất nông - ngư nghiệp.
4. Khái quát truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng
Phường Phong Hải có bề dày lịch sử lâu đời. Là người con của vùng đất Yên Hưng
anh hùng, nhân dân phường Phong Hải luôn tự hào về truyền thống yêu nước, đấu
tranh kiên cường vì độc lập dân tộc.
Năm 1883, sau khi đánh chiếm được tỉnh lỵ Quảng Yên, thực dân Pháp nhanh chóng
thiết lập bộ máy cai trị trên địa bàn. Dưới ách cai trị của thực dân, phong kiến, nhân
dân Việt Nam nói chung và nhân dân trên địa bàn Phong Hải nói riêng rơi vào cảnh
bần cùng về kinh tế, ngột ngạt về chính trị, đời sống nô lệ lầm than không lối thoát.
Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhân dân Phong Hải được đón nhận ánh
sáng đường lối cách mạng của Đảng, từng bước xây dựng lực lượng cách mạng, tham
gia các phong trào đấu tranh với nhiều hình thức, nội dung tiến tới mục tiêu khởi nghĩa
giành chính quyền. Nhân dân Phong Hải bên cạnh việc chuẩn bị khởi nghĩa giành chính
quyền tại địa phương còn tích cực tham gia các cuộc đấu tranh của nhân dân trong
huyện, góp phần giải phóng thị xã Quảng Yên ngày 20/7/1945.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thực dân Pháp âm mưu quay trở lại xâm lược
nước ta một lần nữa. Trên địa bàn Phong Hải, chúng liên tiếp mở các cuộc bình định,
xây dựng bộ máy ngụy quyền, hộ tề ở các làng xã, vây bắt cán bộ cách mạng. Với quyết
tâm “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm
nô lệ”, dưới sự lãnh đạo của Việt Minh, phong trào cách mạng trên địa bàn Phong Hải
diễn ra sôi nổi. Năm 1947, khẩu đội pháo 90 ly quyết tử chốt tại trận địa trên núi U Bò,
Tràng Kênh tiêu diệt hàng chục tên lính Pháp và phá hủy nhiều phương tiện. Phong
trào “Trừ gian, phá tề” diễn ra rộng khắp, các tổ vũ trang được thành lập làm nhiệm vụ
phục kích, bắt giữ, giáo dục và tiêu diệt Việt gian. Ngày 25/7/1954, dân quân Phong Hải
tham gia tấn công bốt Chùa Chè (Hải Yến) và bốt Bang Tá (Yên Đông) khiến lực lượng
địch hoàn toàn tan rã, góp phần làm nên thắng lợi chung của toàn dân tộc.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, quân và dân Phong Hải tiếp tục phát
huy truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường, thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ vừa sản
xuất, vừa chiến đấu. Với tinh thần “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một
người”, nhân dân Phong Hải trong vai trò hậu phương hăng hái lao động sản xuất,