Page 44 - Những nội dung cần xin ý kiến đóng góp LSĐB huyện Quốc Oai
P. 44

Thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy Hà Nội về “Phát
               triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 -

               2020”, trên cơ sở những kết quả đạt được trong công tác dồn điền đổi thửa, ngay từ đầu

               nhiệm kỳ, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo triển khai các bước xây dựng và phát triển
               nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa với năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững;

               ứng dụng công nghệ cao và cơ giới hóa đạt những kết quả nổi bật. Công tác lập quy hoạch

               các vùng chuyển đổi cây trồng, vật nuôi được quan tâm hàng đầu nhằm tạo nên những
               vùng chuyên canh tập trung, có quy mô lớn. Trong giai đoạn 2015 - 2020, huyện đã phê

               duyệt quy hoạch vùng chuyển đổi sản xuất nông nghiệp tập trung cho 16 xã với tổng diện
               tích 2.803 ha; định hướng cho các xã vùng bãi ven sông Đáy tập trung phát triển cây ăn

               quả, rau an toàn (xã Nghĩa Hương, Tân Phú); các xã bán sơn địa phát triển trồng cây ăn

               quả và chăn nuôi, trong đó, đẩy mạnh trồng mới và ghép cải tạo hơn 200 cây nhãn chín
               muộn Đại Thành; vùng vàn đảm bảo diện tích trồng lúa và chăn nuôi gia cầm. Các xã đã

               triển khai 1.084 ha cây ăn quả và khu chăn nuôi tập trung. Một số mô hình chuyển đổi cho
               kết quả cao, thu nhập từ 350 - 400 triệu đồng/ha. Nhiều mô hình chuyển giao công nghệ

               trong nông nghiệp xuất hiện như: mô hình trồng lúa giống mới năng suất, chất lượng, mô

               hình liên kết sản xuất, tiêu thụ rau an toàn (xã Yên Sơn), mô hình cánh đồng lúa cấy 1
               giống (xã Cấn Hữu), sản xuất mạ khay, thực hiện cơ giới hóa đồng bộ từ khâu làm đất đến

               gieo cấy, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch sản phẩm… Huyện đã hỗ trợ đầu tư 18 máy gặt

               đập liên hợp để thu hoạch lúa. Trên những diện tích trồng lúa, bên cạnh việc ứng dụng cơ
               giới hóa, Nhân dân coi trọng khâu chọn giống, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ. Năng suất bình

               quân hằng năm đạt 110 - 115 tạ/ha.

                  Đối với vùng trồng nhãn chín muộn Đại Thành, Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai và
               Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội đã hỗ trợ người nông dân trong

               áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, đầu tư thâm canh, sản xuất nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP;
               đồng thời, tổ chức các hoạt động hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cung cấp

               thông tin thị trường, xúc tiến thương mại và hướng dẫn các hộ chứng nhận chất lượng sản

               phẩm nông sản an toàn. Nhờ đó, từ năm 2016, nhãn chín muộn Đại Thành đã được xuất
               khẩu sang Malaysia...
   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49