Page 45 - Những nội dung cần xin ý kiến đóng góp LSĐB huyện Quốc Oai
P. 45
Kinh tế trang trại, gia trại phát triển. Trên địa bàn huyện có 416 trang trại, trong đó
trang trại chăn nuôi chiếm 99% và 570 gia trại. Hiệu quả sản xuất của trang trại, gia trại
ngày càng tăng và tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và
thủy sản. Giá trị sản xuất bình quân đạt 1,58 tỷ đồng/1 trang trại (năm 2020).
Chăn nuôi tiếp tục được quan tâm phát triển theo hướng hàng hóa, đã hình thành một
số mô hình chăn nuôi tập trung quy mô lớn, áp dụng công nghệ hiện đại, khép kín: nuôi gà
vườn tại Đông Yên, Hòa Thạch… Đặc biệt, huyện đã xây dựng được một chuỗi liên kết
chăn nuôi lợn sinh học khép kín (từ chăn nuôi, giết mổ đến sơ chế, đóng gói, tiêu thụ sản
phẩm) tại Hợp tác xã chăn nuôi và dịch vụ Đồng Tâm (xã Cấn Hữu). Hợp tác xã duy trì hệ
thống chuồng nuôi với số lượng 150 - 300 con lợn, áp dụng hiệu quả phương thức chăn
nuôi an toàn với các loại thức ăn sinh học có hàm lượng dinh dưỡng cao; đồng thời, đầu
tư dây chuyền chế biến thịt lợn thành các sản phẩm như xúc xích, giò, chả… bảo đảm tiêu
chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, trở thành đối tác tin cậy cho các siêu thị,
cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn thành phố. Sản lượng sản phẩm của chuỗi đạt 200
tấn thịt lợn hơi (năm 2018).
Do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm năm 2018, dịch tả lợn châu Phi năm 2019 nên số
lượng đàn lợn và gia cầm giảm. Trước tình hình đó, Huyện ủy tập trung chỉ đạo các xã,
thị trấn đẩy mạnh công tác phòng và dập dịch, ngăn chặn tình trạng lây lan theo đúng quy
định, kịp thời hỗ trợ cho các hộ bị thiệt hại. Đến tháng 11/2019, tổng số lợn phải tiêu hủy
là 35.805 con (chiếm 57,51% tổng đàn). Với sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt nên dịch bệnh
cơ bản được kiểm soát. Công tác tổ chức tiêm phòng, tổ chức vệ sinh, tiêu độc môi trường
tại hộ chăn nuôi, những nơi có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ, chợ kinh doanh buôn bán
động vật và sản phẩm động vật được chỉ đạo quyết liệt. Công tác tái đàn sau dịch được
quan tâm. Toàn huyện đã tái đàn lợn được trên 31.000 con và tập trung phát triển mô hình
an toàn sinh học tại các xã: Phú Mãn, Đông Xuân, Cấn Hữu nhằm cung cấp cho thị trường
hơn 200 tấn sản phẩm, thịt lợn an toàn/năm… Đến năm 2020, tổng đàn gia cầm của huyện
đạt gần 3,9 triệu con. Bên cạnh đó, một số vật nuôi khác cũng phát triển như: dê, lợn rừng,
nhím, đàn ong với 1.200 tổ… Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp ngày càng tăng, bình
quân hằng năm chiếm 60% trong giá trị sản xuất nông nghiệp.