Page 6 - Những nội dung cần xin ý kiến đóng góp LSĐB huyện Quốc Oai
P. 6

Quốc Oai là huyện có nhiều tiềm năng và thế mạnh trong phát triển kinh tế. Thực hiện
               Nghị quyết số 14/2011/NQ-HĐND18 ngày 16/12/2011 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã

               hội  của  huyện  5  năm  (2011  -  2015)  và  Nghị  quyết  số  05/2012/NQ-HĐND18  ngày

               19/7/2012 của Hội đồng nhân dân huyện về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
               huyện Quốc Oai đến năm 2020 tầm nhìn 2030, Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai chỉ đạo

               tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp,

               tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ thương mại, từng bước nâng cao chất lượng sản
               phẩm làng nghề; giảm tỷ trọng ngành sản xuất nông nghiệp.

                  Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, Nghị quyết của Hội đồng nhân
               dân huyện và Nghị quyết số 11-NQ/HU của Huyện ủy Quốc Oai về phát triển công nghiệp,

               tiểu thủ công nghiệp, làng nghề trên địa bàn huyện giai đoạn 2011 - 2015, Ủy ban nhân

               dân huyện đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, đẩy mạnh các hoạt động quảng
               bá, xúc tiến, thu hút đầu tư, tập trung phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành

               nghề, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho khu vực nội đô. Các thủ tục hành chính về đầu
               tư được tạo điều kiện giải quyết nhanh chóng, kịp thời, nhất là về giải phóng mặt bằng,

               giao đất, cho thuê đất. Ủy ban nhân dân huyện quan tâm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc,

               tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh tiếp cận các nguồn vốn; thực
               hiện chính sách giãn, giảm tiền thuế; hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động, đổi mới công nghệ;

               tập trung quy hoạch, xây dựng hạ tầng của khu công nghiệp: Thạch Thất Quốc Oai thuộc

               thị trấn Quốc Oai và xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất. Đến năm 2015, toàn huyện có 2 khu
               công nghiệp và 2 cụm công nghiệp (cụm công nghiệp làng nghề Nghĩa Hương, quy mô

               11,4 ha; cụm công nghiệp làng nghề thị trấn, quy mô 10,54 ha), với 58 doanh nghiệp đầu

               tư hoạt động, tiếp nhận hơn 1.000 lao động của huyện vào làm việc; 62/110 làng và tổ dân
               phố có nghề, trong đó có 17 làng nghề được Ủy ban nhân dân thành phố công nhận làng

               nghề truyền thống, với 4.280 hộ làm nghề, tạo việc làm cho 11.400 lao động (chiếm khoảng
               40% lao động nông thôn). Lực lượng lao động chủ yếu là nữ và các lao động phụ, tận dụng

               thời gian sản xuất nông nghiệp nhàn rỗi ở địa phương. Thu nhập bình quân từ 2,5 - 4,5

               triệu đồng/người/tháng, góp phần nâng cao đời sống của Nhân dân trong huyện và tăng
               thu cho ngân sách địa phương. Một số làng nghề có doanh thu cao trên 120 tỷ đồng/năm

               và tiếp tục tăng trưởng mạnh, thu hút ngày càng nhiều lao động tham gia như: Tân Hòa,
   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11