Page 8 - Những nội dung cần xin ý kiến đóng góp LSĐB huyện Quốc Oai
P. 8
cho lao động địa phương. Đến năm 2015, tổng giá trị thương mại, dịch vụ, du lịch đạt
2.195 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010). Tốc độ tăng bình quân đạt 16,9%.
Các ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn hoạt động có hiệu quả, nhất là
cho vay phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, giải quyết việc làm... Tổng dư nợ của Ngân
hàng Chính sách xã hội 226,7 tỷ đồng; của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn là 885 tỷ đồng. Ba quỹ tín dụng nhân dân hoạt động tốt, với tổng dư nợ trên 180 tỷ
đồng.
Sản xuất nông nghiệp từng bước phát triển theo hướng hàng hóa, hiệu quả, bền vững
và có giá trị kinh tế cao. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất
được coi trọng, nhiều địa phương đã đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, làm mạ
khay, cấy máy và sử dụng máy gặt, đập liên hoàn. Công tác phòng trừ sâu bệnh được thực
hiện tốt. Năng suất lúa bình quân đạt 58,3 tạ/ha/vụ, tăng 2,3%. Tổng sản lượng lương thực
duy trì ở mức cao và ổn định. Cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển dịch theo hướng tích cực;
nhiều giống mới, năng suất, chất lượng được đưa vào sản xuất. Huyện chỉ đạo nhân rộng
các mô hình trồng trọt, chăn nuôi có giá trị kinh tế cao; tổ chức liên kết nông dân với
doanh nghiệp, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; tập trung khai thác các tiềm năng để
hình thành các vùng sản xuất tập trung. Đến năm 2015, trên địa bàn huyện đã hình thành
và bước đầu triển khai một số vùng sản xuất quy mô lớn: vùng trồng lúa chất lượng cao,
vùng trồng rau an toàn, vùng nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi tập trung, vùng phát triển
kinh tế trang trại tổng hợp. Diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là 322 ha.
Thực hiện Đề án “Phát triển một số loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao giai đoạn
2012 - 2016” của thành phố Hà Nội, trên cơ sở thế mạnh của địa phương, Huyện ủy, Ủy
ban nhân dân huyện Quốc Oai đã chỉ đạo các địa phương tiến hành cải tạo vườn tạp và
chuyển đổi một số diện tích kém hiệu quả sang cấy ghép, lai tạo các giống mới có năng
suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, trong đó, xây dựng vùng trồng cây ăn quả tập trung,
phát triển mạnh cây nhãn chín muộn ở các xã có đất bãi ven sông Đáy, phấn đấu đưa diện
tích cây nhãn chín muộn Đại Thành chiếm 30 - 35% diện tích cây ăn quả. Với sự hỗ trợ,
giúp đỡ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố cùng các cơ quan chức
năng, sự nỗ lực, cố gắng của bà con nông dân trên địa bàn huyện, năm 2013, nhãn chín
muộn Đại Thành (Quốc Oai) đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ) cấp