Page 190 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 190

Chân Dung Một Người Anh:
                       NGHỊ SĨ HOÀNG XUÂN TỬU
               Chân thành cảm ơn quý thân hữu đã cung cấp nhiều thông tin
          đặc biệt liên quan đến Nghị Sĩ Hoàng Xuân Tửu
                          Hoàng Vũ Nguyễn Văn Quý

               Người đàn ông trung niên có vóc dáng dong dỏng cao,
          đôi mắt sáng sau cặp kính cận và tiếng nói ôn tồn trầm ấm
          mang âm hưởng Quảng Trị pha lẫn một ít giọng Nam, có sức
          thuyết phục lòng người và rất hùng biện trên mọi diễn đàn…,
          là hình ảnh rất rõ nét gợi nhớ về anh Hoàng Xuân Tửu (bí
          danh Hoàng Thanh), một nhà hoạt động chính trị đã một thời
          nổi tiếng trên chính trường Miền Nam Việt Nam.
               Anh sinh năm 1928 tại làng Phúc Lộc, xã Triệu Thuận,
          quận Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Song thân là cụ Hoàng
          Xuân Túy và cụ bà Hồ Thị Yêm. Ðây là sự kết hợp hài hòa
          giữa hai dòng họ khoa bảng mà tổ tiên đã từng làm quan lớn
          dưới các triều vua nhà Nguyễn. Riêng đối với anh, thời kỳ
          niên thiếu không mấy được suông sẻ vì bà mẹ thân thương đã
          sớm qua đời, để lại nỗi đau lớn lao cho anh và người em trai
          ruột duy nhất là anh Hoàng Xuân Ðịnh!
               Mẹ mất, cha tục huyền, quê hương luôn bị khủng bố từ
          phía người Pháp, người Nhật và cũng từ phía Việt Minh... đã
          ảnh hưởng trầm trọng đến việc học vấn của anh. Giai đoạn
          sơ học, anh được ông bác họ là cụ Hoàng Văn Sinh dạy tại
          quê nhà. Sau đó, anh được Linh Mục Trần Hữu Quý (người
          cùng làng) đón vào Huế ở tại Gia Hội để tiếp tục học hết bậc
          Tiểu Học Pháp-Việt. Năm 1942 anh lại trở ra thị xã Quảng Trị
          để theo học chương trình Trung Học Pháp tại trường Sainte
          Marie Quảng Trị do Giáo Sư Nguyễn Văn Mân điều khiển
          (đây là chi nhánh của trường Providence Huế, sau này gọi
          là Thiên Hữu mà người viết bài này có một thời gian là Giáo
          Sư tại đó). Ðến năm 1945 trường phải ngưng hoạt động vì
          chiến tranh bùng nổ lớn, phi cơ Mỹ thường xuyên ném bom
          vào quân đội Nhật đang chiếm đóng Quảng Trị. Việc học của
          anh lại thêm một lần nữa bị dang dở, lúc đó anh mới 17 tuổi!
          Anh thật sự được học tại nhà trường chỉ có 3 năm Trung Học



                          Lê Đình Cai - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - 189
   185   186   187   188   189   190   191   192   193   194   195