Page 191 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 191

Pháp. Tuy nhiên, kiến thức con người không phải chỉ do nhà
           trường là độc quyền đào tạo. Cuộc đời của anh là một chuỗi
           dài tự rèn luyện, anh đã tự học Anh văn, tìm đọc rất nhiều
           sách thuộc nhiều lãnh vực... Anh đã miệt mài tự học, tự học
           không ngừng, ngay cả trong hoàn cảnh tù tội khắc nghiệt anh
           vẫn không bỏ phí một thời gian nào. Có dịp tiếp xúc với anh,
           được thảo luận với anh về một số vấn đề và nhất là được nghe
           anh nói chuyện trên diễn đàn... chúng ta mới thấy anh Hoàng
           Xuân Tửu là một học giả uyên thâm và khâm phục tài hùng
           biện của anh. Ngoài ra, có thể nói anh là một họa sĩ tài ba,
           đồng thời làm thơ, viết văn rất hay... Anh rất yêu thích nghệ
           thuật và có khiếu về bộ môn này.
               Trước tình hình đất nước thời bấy giờ (1945...), lòng yêu
           nước đã nảy sinh mạnh mẽ trong tâm hồn của chàng trai 17
           tuổi Hoàng Xuân Tửu, và do được sự hướng dẫn của Giáo
           Sư Nguyễn Văn Mân, anh đã tham gia một tổ chức chính trị
           chống Cộng Sản và chống Thực Dân. Phát xuất từ nhiệt tình
           tuổi trẻ và lòng căm phẫn đối với hai thế lực ngoại lai đang
           giày xéo quê hương xứ sở, anh đã dấn thân không mệt mỏi
           cho các hoạt động vì dân, vì nước. Với tư cách là cán bộ tuyên
           huấn cấp tỉnh, anh đã tổ chức nhiều đội ngũ thanh niên nam
           nữ đến tận các làng xã, vạch trần âm mưu, tội ác của Cộng Sản
           và Thực Dân đồng thời kêu gọi toàn dân đoàn kết trong tinh
           thần chuẩn bị kháng chiến. Năm 1946, Việt Cộng lộ rõ bản
           chất sát máu, thẳng tay khủng bố các đảng phái Quốc Gia.
           Nhiều thành viên của các đảng phái chân chính đã bị Cộng
           Sản bắt và thủ tiêu bằng nhiều hình thức rất dã man. Anh và
           anh Hoàng Xuân Lãm (sau này là Trung Tướng QLVNCH)
           cũng bị Việt Cộng bắt, chuẩn bị đưa đi thủ tiêu, nhưng cả hai
           anh đều trốn thoát được và lên sinh sống tại thị xã Quảng Trị.
           Tại đây, anh có cơ hội liên kết với nhiều quận huyện trong
           tỉnh cũng như các tỉnh phụ cận, đẩy mạnh tầm vóc hoạt động
           chống Cộng và Thực Dân trên một địa bàn rộng lớn hơn.
               Từ năm 1948 đến năm 1955 anh làm việc tại Ty Thông Tin
           Quảng Trị, chức vụ sau cùng tại đây của anh là Trưởng Phòng
           Thông Tin (thời bấy giờ Trưởng Ty là ông Võ Cừ). Nhắc đến
           anh Hoàng Xuân Tửu, nhận xét đầu tiên của ông Võ Cừ về
           anh là một người có tài tổ chức, óc sáng tạo phong phú và rất


           190 - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - Lê Đình Cai
   186   187   188   189   190   191   192   193   194   195   196