Page 196 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 196
không quên nghĩa vụ đối với người dân Quảng Trị. Lúc bấy
giờ, tại thủ đô Sài Gòn có khoảng trên 2.000 người dân Quảng
Trị sinh sống. Anh đã nỗ lực vận động số người này cùng
đứng chung trong một tổ chức mang tên Hội Ái Hữu Ðồng
Hương Quảng Trị.
Mùa hè năm 1968, Hội chính thức ra mắt tại nhà hàng
Ðồng Khánh, với thành phần Ban Chấp Hành được đại hội
bầu lên, gồm có:
Ban Cố Vấn:
- Bác sĩ Phan Văn Hy.
- Thượng Tọa Thích Trí Thủ.
- Linh Mục Trần Hữu Thanh.
Hội Trưởng: Nghị Sĩ Hoàng Xuân Tửu.
Phó Hội Trưởng: Giáo Sư Nguyễn Ðình Hoan.
Tổng Thư Ký: Tiến Sĩ Trần Minh Châm.
Phó Tổng Thư Ký: Dân Biểu Giáo Sư Nguyễn Lý Tưởng.
Hội Ái Hữu Ðồng Hương Quảng Trị do Nghị Sĩ Hoàng
Xuân Tửu làm Hội Trưởng đã quy tụ được nhiều tướng lãnh
gốc Quảng Trị, như: Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm Tư Lệnh
Vùng I, Trung Tướng Lữ Lan Tư Lệnh Vùng II, Thiếu Tướng
Nguyễn Văn Mạnh (bà Thiếu Tướng người Quảng Trị) Tư
Lệnh Vùng IV, nhiều Nghị Sĩ, Dân Biểu và nhiều trí thức khoa
bảng... Như vậy, phạm vi hoạt động của Hội không phải chỉ
giới hạn ở thủ đô Sài Gòn mà mở rộng trên cả nước.
Năm 1969, tỉnh Quảng Trị bị một trận bão lớn tàn phá,
làm thiệt hại trầm trọng tài sản và nhân mạng của người dân.
Trước hoàn cảnh đau thương của đồng bào ruột thịt, Hội Ái
Hữu Ðồng Hương Quảng Trị liền tổ chức một đêm Ðại Nhạc
Hội tại nhà hàng Maxim để gây quỹ cứu trợ do Nhạc Sĩ Hoàng
Thi Thơ phụ trách. Ðêm Văn Nghệ đã thu hút rất đông khán
thính giả và thành phần quan khách tham dự hùng hậu chưa
từng thấy ở bất cứ một hội đoàn nào khác tổ chức đại nhạc hội.
Sự hiện diện của phu nhân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu,
của ông bà Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, của quý vị Tổng
Bộ Trưởng và của đông đảo Nghị Sĩ, Dân Biểu... một lần nữa
xác nhận uy tín lớn lao và tài ngoại giao khôn khéo của anh
Hoàng Xuân Tửu. Kết quả đêm văn nghệ xã hội đã thu được
trên 1.000.000 đồng, một số tiền rất lớn vào thời điểm bấy giờ.
Lê Đình Cai - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - 195