Page 33 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 33

Nguyễn Hữu Khâm…
               Hai lớp này qua niên khóa sau chuyển vào Quốc Học để
           học tiếp lớp Đệ Nhị.
               Niên khóa 1959-1960, hai lớp Đệ Tam AB đều lên lớp Đệ
           Nhị và học tại trường Nguyễn Hoàng. Tôi còn nhớ khá nhiều
           tên tuổi anh chị em vì học với nhau khá lâu và có những người
           nổi bật và rất thành công khi vào đời như:
               Nguyễn Hữu Hiền, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Lý Hóa
           dạy tại trường Bùi Thị Xuân Đà Lạt, sau phụ trách tại phòng
           thí nghiệm Lý Hóa của Viện Đại Học Đà Lạt. Hiền sau này tốt
           nghiệp Cao Học Thống Kê. Nay anh đã nghỉ hưu và mở lớp
           luyện thi Lý Hóa trong các trường tuyển sinh vào Đại Học.
           Hiền và tôi là hai đứa bạn chơi rất thân với nhau. Năm lớp Đệ
           Nhị, để chuẩn bị thi lấy bằng Tú Tài bán phần, Hiền cùng tôi
           và Đặng Ngọc Đinh về nhà chú thím tôi ở Mỹ Lộc để ôn bài
           thi. Chúng tôi học cả đêm ngày những mong trở thành ông tú
           dù là tú “đơn”. Kỳ thi đó tôi và Hiền đều đỗ, còn bạn Đinh thì
           quá rủi. Sau đó Đinh vào Thủ Đức, ra trường không lâu thì tử
           trận. Thật tiếc cho người bạn quá vắn số. Còn Hiền và tôi giã
           từ thành phố Quảng Trị để vào học Đệ Nhất trường Quốc Học
           Huế niên khóa 1961-1962.
               Nguyễn Ngọc Cư, cũng là người bạn học với tôi từ Tiểu
           Học. Tôi nhớ lần đó Cư từ Hải Lăng ra Quảng Trị, học lớp
           Nhất trường Nam Tiểu Học do cô Đinh Thị Kim Trâm phụ
           trách. Cô Trâm là cô giáo mới ra trường và chúng tôi là lớp
           học trò đầu tiên của cô. Hồi đó cô rất đẹp và học trò đứa nào
           cũng thương cô. Khi cô đọc đến tên cậu học trò mới là Nguyễn
           Ngọc “Cu”, cô khựng lại có vẻ bối rối không phát âm được,
           cuối cùng cô nói cô thêm vào cho em cái móc ngoặc nghe, từ
           nay trở đi tên em là Cư, Nguyễn Ngọc Cư. Khi hiểu ra sự việc
           cả lớp cười ồ, câu chuyện tếu mà có thật này cứ theo chúng
           tôi mãi trên suốt cả chặng đường đời. Bất cứ lúc nào nhắc đến
           kỷ niệm của một thời dĩ vãng, trong những lần họp mặt bạn
           bè, chúng tôi thường đùa “Cư ơi, cho mình mượn cái móc vài
           hôm”. Nguyễn Ngọc Cư sau khi đỗ Tú Tài Hai, xin đi dạy tại
           Trung Học Cam Lộ một thời gian rồi thi vào trường Kỹ Sư
           Nông Lâm. Cư ra trường và được bổ làm Trưởng Ty Nông
           Nghiệp ở Thừa Thiên Huế. Sau năm 1975, Cư bị bắt đi cải tạo


           32 - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - Lê Đình Cai
   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38