Page 131 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 131

CHƯƠNG II


                     Giai đoạn tranh chấp Quốc Cộng
             dưới thời quân nhân cầm quyền (1963-1967)


                  Kể từ sau khi nền Đệ I Cộng Hòa xụp đổ, miền Nam trải
           qua một giai đoạn gần 4 năm trời trong tình trạng bất ổn chính trị.
           Từ cuộc đảo chánh 1-11-63 của Dương Văn Minh rồi tới Chỉnh Lý
           30-1-1964 của tướng Nguyễn Khánh, rồi tới Hội đồng Quân Đội
           Cách Mạng rồi Tam Đầu Chế rồi Hội Đồng Quân Lực thay tên đổi
           họ với nhiều Nội Các lên xuống có khi chỉ kéo dài được hai tháng.
           Đây là thời gian mà cộng sản Hà Nội đã giành được thế chủ động
           chiến lược trên chiến trường miền Nam và cũng là giai đoạn mà
           TT Johnson quyết định leo thang chiến tranh khởi sự oanh tạc Bắc
           Việt, đồng thời với việc đổ quân bộ chiến vào miền Nam kể từ 8-3-
           1965 với con số 145.000 lính Mỹ, 6500 lính Nam Hàn, 2000 lính
           Úc và Tân Tây Lan. Kể cho tới cuối năm 1965, quân đội Mỹ và
           đồng minh lên đến con số 184.314 người và con số này vào năm
           1967 là 431.000 người. Như vậy, vào cuối năm 1965, tỷ lệ đối chọi
           trên chiến trường giữa Việt Cộng và Hoa kỳ là 2,5 chọi 1 chưa kể
           số quân VNCH tham chiến thế mà miền Nam không thắng cuộc
           chiến và Việt cộng lại đủ sức để thực hiện được cuộc Tổng công
           kích Tết Mậu Thân 1968 trên toàn cõi Việt Nam. Lý do tại sao?
           Phần dưới đây sẽ tìm cách lý giải vấn đề đó.

                                      ĐOẠN I
                Tình hình bất ổn của miền Nam sau sự sụp đổ
                             của nền Đệ I Cộng Hòa.

           I.- Dương Văn Minh với Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng sau
   126   127   128   129   130   131   132   133   134   135   136