Page 35 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 35

Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975


           ngày không có gì cả, cũng phải thất thểu từ trạm này bò qua trạm
           kế,
                  Dọc trên quãng đường đi, tùy theo sức khỏe chung của mỗi
           đoàn, và tinh hình động hay không động mà về đến khu A sớm hay
           muộn. Sớm nhất cũng phải 6 tháng và muộn thì cả năm trường.
                   Tại trạm đường dây Suối Đá, trạm này thuộc C.113 của khu
           A, được xem như trạm tiếp thu và cung cấp đầy đủ mọi nhu cầu
           nhất, sau khi lên đường về Nam. Gạo bao giờ cũng trữ sẵn một
           cách đầy đủ, lại còn có căng tin do các tổ tiếp phẩm cung cấp nào
           trà, rượu, đường, sữa, thuốc lá, lạp xưởng, cá mòi hộp, ca cao, cà
           phê,v.v...
                Mục đích của họ là về Nam, nên khi vượt qua sông Đồng Nai,
           đặt chân lên bờ Nam, được anh em giao liên cho biết: "Đây là đất
           Nam Bộ rồi. Sông này là sông Đồng Nai, bắt đầu từ đây thuộc khu
           A  của  R,  trước  kia  là  chiến  khu  D".  người  nào  người  ấy  mừng
           không kể xiết. Mừng đến cái độ mất bình tĩnh, nhẩy lên, la hét,
           cười reo om sòm và nói không ngớt miệng.
                  Có tay "phấn khởi" quá, hứng lên, lôi ngay trong ba-lô ra một
           vài tặng vật để dành như bút máy Hồng Hà, dao Tiệp Khắc, khăn
           lụa,v.v... cho phăng ngay cô giao liên gọi là kỷ niệm. Anh ta thiếu
           điều chụp ngay cô giao liên thẩy bổng lên trời, hét cho to nó mới
           vừa với nỗi mừng vui, cảm xúc cao độ của anh ta. Thực không có
           gì  mừng  bằng,  sung  sướng  bằng  cả  chục  năm  trời  xa  cách  quê
           hương,  tưởng  đâu  không  còn  bao  giờ  được  trở  lại  nữa,  và  trên
           đường đi có thể mất mạng như chơi, bao nhiêu u uẩn, nhớ thương,
           đợi chờ... bây giờ lại được bước chân trên mảnh đất đầu tiên Nam
           Bộ, không hứng khởi,  xúc cảm sao được? Thực khó mà diễn tả
           được cảnh những cán bộ mùa Thu đặt chân lên đất khu A." (39)
                   Tất cả cán bộ mùa Thu đã vào Nam theo "đường giây ông
           Cụ" (tức con đường mòn mà một cán bộ già có tên là Năm Quốc
           Đăng đã xung phong khai phá để đưa quân từ Bắc và Nam (khoảng
           1958-60) và về sau trở thành đường mòn Hồ Chí Minh).
                  Quân đội Giải phóng Miền Nam ngày càng đông đảo nhưng
           họ  đã  đồn  trú  ở  đâu  để  thoát  được  sự  lùng  diệt  của  quân  đội
           VNCH? Theo nhận xét của Hoàng Cơ Thụy thì "ngoài những vùng
           rừng núi và làng mạc xa xôi hẻo lánh mà Việt Minh làm chủ, thì họ

                                           34
   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40