Page 19 - 2022.02.05 - Cuộc đời và sự nghiệp Lê Lợi - Nguyễn Vũ Thanh Ngọc, 7A2, THSG
P. 19
Giáo dục
Năm 1426, Lê Thái Tổ tiến quân ra Bắc, đóng quân ở
dinh Bồ Đề. Ông liền hạ lệnh thi học trò văn học, đầu
đề bài thi: Bảng văn dụ thành Đông Quan, lấy đỗ 50
người, sung bổ chức An phủ các lộ bên ngoài và chức
Viên ngoại lang ở 6 bộ trong Kinh. Khoa này, Đào Công
Soạn, người Tiên Lữ, Hưng Yên đỗ đầu.
Sau khi giành độc lập năm 1428, Lê Thái Tổ cho mở lại
trường Quốc Tử giám để cho con cháu các quan và
người thường dân tuấn tú vào học và đặt các nhà học ở
các phủ và các lộ. Lúc mới đến Đông Đô, Thái Tổ mở
khoa thi lấy đỗ 32 người.
Năm 1429, Lê Thái Tổ hạ chiếu cho quân nhân các lộ
và những người ẩn dật ở rừng núi, cùng các quan từ tứ
phẩm trở xuống, ai thông kinh sử, thì đến cả sảnh
đường để thi, năm ấy thi khoa Minh kinh.
Năm 1431, Thái Tổ mở thi Hoành từ. Năm 1433, ông
đích thân ra thi văn sách. Thi hai khoa này, hoặc dùng
minh kinh, hoặc luận phú hoặc dùng sách vấn, đều tùy
tài năng mà cất nhắc bổ dụng vượt bậc, vẫn chưa lấy đỗ
Tiến sĩ.
Theo Đào Duy Anh (một nhà sử học), nước Đại Việt về
văn hóa, nửa triều Trần từ đời Chu Văn An, Nho học đã
bắt đầu thắng Phật học. Sang đời Lê, Nguyễn, Nho học
mới chiếm địa vị độc tôn. Hai triều ấy đều có phép luật
nghiêm khắc đối với các nhà tu hành Phật giáo và Đạo
giáo. Nước Việt trải qua sự chiếm đóng của Nhà Minh
thì rất nhiều sách vở về Nho học, Phật học của nước
Việt bị người Minh thu mất, rồi người Minh phát lại
những sách Ngũ kinh, Tứ thư thể chú để dùng ở các
trường công. Đến khi Nhà Lê phục quốc, những chế độ
và thư tịch ở đời Lý, Trần đã mất tích nên đành bắt
chước chế độ của Minh triều, lấy khoa cử làm con
đường dụng thân duy nhất, dùng văn chương bác cổ để
làm thước đo nhân tài, lấy sách Tống nho làm chính
thư.