Page 22 - 2022.02.05 - Cuộc đời và sự nghiệp Lê Lợi - Nguyễn Vũ Thanh Ngọc, 7A2, THSG
P. 22
Chính sách ruộng đất
Ngày 30 tháng 5 âm lịch năm 1429, ông sai định
hạng ruộng đất của các cộng sự người Việt của
quân Minh trước đây. Ngày 19 tháng 12 âm lịch
năm 1429, ông ra lệnh xã nào có nhiều ruộng đất
nhưng ít người, để bỏ hoang thì cho phép các quan
nơi đó cho những người không có ruộng ở các xã
khác đến cày cấy, người chủ ruộng xã đó không
được chiếm giữ rồi bỏ hoang. Ai vi phạm sẽ bị xử
theo tội cưỡng bức chiếm đoạt. Vào các năm Thuận
Thiên thứ 3 (1430) và 6 (1433), ông lại cho làm sổ
hộ tịch.
Theo sách Lịch triều hiến chương loại chí, chính
sách ruộng đất của Lê Thái Tổ gọi là phép quân
điền. Triều đình ra lệnh cho các phủ huyện khám
đo những ruộng đất đầm bãi công tư làm thành sổ
sách. Lại sắc cho các quan đại thần bàn định số
ruộng cấp cho các quan, quân đội và nhân dân, từ
quan đại thần trở xuống, cho đến những người già
yếu, con mồ côi, bà góa và đàn ông, đàn bà trở lên,
theo thứ bậc khác nhau. Lại truyền cho các phủ,
huyện, xã, rằng nơi nào có ruộng đất nhiều mà dân
ít phải bỏ hoang, thì cho phép các quan bản hạt
được cho người không có ruộng ở xã khác đến cày
cấy. Điền chủ xã ấy không được chiếm đoạt mà bỏ
hoang, làm trái thì phạt. Chính sách đất đai của
vua Thái Tổ đã làm cho Đại Việt như lời nhận xét
của sử thần trong sách Đại Việt sử ký toàn thư:
"Vua mặc áo sớm, ăn cơm trưa, trải 10 năm mà
thiên hạ đại trị". Dân gian có câu ca dao về việc no
đủ, thịnh trị thời của vua Lê Thái Tổ, Lê Thái
Tông: “ Đời vua Thái Tổ, Thái Tông,
Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn.”