Page 46 - demo
P. 46

Sáng  hôm  ra,  sau  khi  điểm  tâm  mấy  củ  khoai  lang  nấu,  chúng  tôi  lên
                  đƣờng đến Dốc Kiền. Lội bộ đƣợc vài Km gặp ngƣời tài xế tốt bụng của xe đi
                  khai thác gỗ, chúng tôi vui sƣớng lên xe đi nhờ. Đƣờng xấu,chiếc xe nghiêng
                  qua ngã lại,nhƣng trong lòng ai cũng phấn khởi,sung sƣớng nhƣ bây giờ đƣợc
                  ngồi trên xe Lesus.Có câu chuyện kể rằng: nếu bạn mang giày số 38,bạn hãy
                  mua một đôi số 35 và mang vào đi bộ một khoảng đƣờng, chân bạn sẽ đau,da
                  gót chân sẽ bong tróc,lúc đó bạn cởi giày ra đi chân không,bạn sẽ thấy sung
                  sƣớng vô cùng.Đừng đi tìm nơi cao xa, hạnh phúc là những điều đơn giản xảy ra
                  xung quanh ta.

                         Lộisuối,leo  dốc,xuốngđèo,cuối  cùng  chiếc  xe  cũng  bò  lên  đƣợc  Dốc
                  Kiền.Theo nhóm đi trƣớc chỉ dẫn,qua khỏi Dốc Kiền nơi nào có treo cờ là địa
                  điểm lao động sản xuất, quan sát hai bên đƣờng chúng tôi thấy nhiều cờ quá nên
                  không phân biệt đƣợc nơi phải xuống ngồiyên phó mặc cho xe chạy.Khi phát
                  hiện hai bên không có ngƣời Kinh mà toàn đồng bào dân tộc,biết đã đi quá địa
                  điểm,chúng tôi cảm ơn bác tài tốt bụng và xuống xe đi ngƣợc lại khoảng xa mới
                  đến  Trung  Mang.Tìm  đƣợc  mảnh  đất  rộng  bằng  sân  đá  bóng,tƣơng  đối  bằng
                  phẳng,đã đƣợc nhóm đi trƣớc phát hết lau,sậy và cây cối.Đêm đầu tiên chƣa có
                  láng  trại,năm  ngƣời  chúng  tôi  ngồi  dƣới  tấm  poncho,bên  ngọn  đèn  dầu  leo
                  lắc,nhiều tiếng muỗi vo ve,xa xa tiếng côn trùng vọng lại,cả năm không dám
                  ngủ,ngồi  canh  chừng  bắt  từng  con  vắt,đánh  đƣợc  hơi  ngƣời  bò  vào  hút
                  máu,thỉnh thoảng nghe tiếng xèo xèo từ ngọn đèn dầu mùi khắc bốc lên một chú
                  vắt bị thiêu.Đây là những vị khách không mời mà đến đáng sợ nhất  khi đi lao
                  động sản xuất ở núi rừng.
                         Ông bà ta thƣờng nói : “an cƣ lạc nghiệp” vì vậy việc đầu tiên chúng tôi
                  vào rừng đón cây,chặt mây về làm láng trại để che nắng,tránh mƣa.Chƣa có kinh
                  nghiệm nên việc này thật khó khăn,trong nỗi khổ đó tôi nhớ đến truyện Anh
                  Hùng Xạ Điêu của Kim Dung đoạn Âu Dƣơng Phong sai Quách Tĩnh đón cây
                  để làm bè rời khỏiđảo hoang,ƣớc gì có Hồng Thất Công ở đây để học vài chiêu
                  Giáng Long Thập Bát Chƣởng,chỉ cần dùng chƣởng lực mọi cây lớn nhỏ đều
                  ngã.Mơ mộng viễn vông quá phải không,hãy trở về với thực tại,từng cây đã đón
                  đƣợc sắp ngay ngắn,bó thành bó để vác ra khỏi rừng.Nhìn cảnh tôi vác cây chị
                  Vân nói:

                         “Bó cây không ở trên vai bác Chấn mà nằm dài trên  lƣng”
                         Là dân thành phố,từ nhỏ đến lớn có phải mang vác gì đâu, bó cây nặng
                  quá phải đƣa lƣng ra cho đỡ bớt vai!!!
                         Sau ba ngày làm việc khẩn trƣơng,làng trại nho nhỏ để tránh nắng che

                  mƣa cũng hoàn thành,nằm dài trên sạp bằng nứa thấy sƣớng làm sao,chẳng khác
                  gì nệm Kim Đan bây giờ.
                         Quan sát thấy rẫy phát đã khô,chúng tôi chuẩn bị đốt.Đây là kinh nghiệm
                  quý của những ngƣời đi làm rẫy,vì cây phát chƣa khô đốt không cháy hết sẽ tốn
                  công dọn dẹp và nhất là không đủ tro để đất tốt.
                         Chọn hƣớng  gió và dọn bờ chung quanh để tránh cháy lan qua rẫy của
                  các đơn vị khác,một que diêm quẹt lên và thế là rẫy bắt đầy cháy,thuận theo
   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51