Page 40 - C:\Users\Admin\Desktop\LSDB QTien, LCOT\
P. 40
chiến tranh phá hoại. Củng cố HTX, đẩy mạnh sản xuất. Củng cố dân quân, vận động nhân
dân đào hầm hố trú ẩn.
Đại hội đã nhất trí những nội dung trên và bầu 11 đồng chí vào Ban Chấp hành mới.
Đồng chí Hoàng Văn Ngó được bầu làm Bí thư Đảng uỷ.
Sau Đại hội, kiện toàn chính quyền và các đoàn thể:
- Đồng chí Nguyễn Văn Khôi - Chủ tịch.
- Đồng chí Dương Ngô Điển - Phó Chủ tịch.
- Đồng chí Nguyễn Thị Trạnh - Hội trưởng Phụ nữ.
- Đồng chí Dương Văn Mỵ - Bí thư Đoàn thanh niên.
- Đồng chí Nguyễn Tiến Dần - Chủ nhiệm HTX mua bán.
- Đồng chí Nguyễn Hữu Nhu - Xã đội Trưởng.
Sau Đại hội, xã làm những việc tuyển quân đầy đủ, đúng hạn đợt nào cũng vượt chỉ
tiêu huyện giao. Về dân quân tổ chức chấn chỉnh lại, toàn xã có 4 trung đội dân quân. Trung
đội Tân Tiến khu Kép Thượng. Trung đội Trung Tiến khu Làng Trung. Trung đội Quyết
Tiến khu Vân Thành. Trung đội Đông Tiến khu Vân Chung.
Đồng chí Nguyễn Hữu Nhu - Xã Đội Trưởng phụ trách 4 trung đội, đồng chí Hoàng
Văn Ngó- Bí thư Đảng ủy làm Chính trị viên. Hai Xã Đội phó: Đồng chí Nguyễn Bá Cẩm
(Đông Thành) và nữ đồng chí Nguyễn Thị Khang (Làng Trung).
Nhiệm vụ của dân quân: Phòng không cho nhân dân, báo động khi có máy bay địch
đến đánh phá. Hướng dẫn nhân dân đào hầm hố trú ẩn. Giữ gìn trật tự an ninh thôn xóm, đi
phục vụ chiến đấu và phối hợp chiến đấu.
Ở Tân Sơn lúc này có hai trạm báo động phòng không: Trạm núi Bờ Tầng, trạm Núi
Am. Các núi và các đồi cao đều đào hầm, đắp công sự, ụ súng như núi Bờ Tầng, Núi Am,
đồi Vườn Ruồng, Đồi Sỏi, Bờ Cao, đồi làng Đồng. Các gia đình đều đào hầm chữ A, chữ
chi, chữ T để trú ẩn khi có máy bay. Các đường cái lớn, dọc bờ đê, đường liên thôn, bờ
vùng đều có hố cá nhân. Khi có máy bay địch xuất hiện là ở đâu cũng có hầm hố trú ẩn, mọi
người ra đường đều phải mang mũ rơm, dân quân đi đồng đều phải mang theo súng ''tay
cày, tay súng''. Trên trạm núi Am đồng chí Nguyễn Thị Khang - Xã đội phó trực tiếp làm
chỉ huy trưởng. Đội viên có: Đồng chí Duyên ở Kép Thượng, đồng chí Hương ở làng Chản,
đồng chí Sự ở làng Trung, đồng chí Chắn ở Kép Vàng.
Trường học sơ tán, mỗi lớp đi một nơi vào những nơi kín đáo. Lớp học phải đặt chìm
một nửa trong đất, đắp ụ bốn chung quanh, có đường hào chạy ra hầm cá nhân. Mỗi học
sinh đi học nhất thiết phải mang theo mũ rơm và túi thuốc cứu thương cá nhân.
Mật độ người ở Tân Sơn lúc này khá đông. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân sơ tán
đến. Các đơn vị bộ đội lúc đến, lúc đi cứ nườm nượp và dân cư ở những điểm nóng bị đánh
phá tạm lánh về đây cũng nhiều.
Cuối năm 1966 địch đánh phá Hà Bắc ác liệt hơn, chúng đánh thị xã Bắc Giang, phá
sập cầu sông Thương, chúng đánh phá ác liệt đường 34 đoạn từ Bắc Giang đi Cao Thượng,
40