Page 42 - C:\Users\Admin\Desktop\LSDB QTien, LCOT\
P. 42
hình thành từ thời ấy. Những tuyến đường đã làm năm 1967- 1968 là: Đường từ Văn phòng
Ủy ban đi Kép Vàng, làng Trung, Tân Thành, Đồng Thờm ra Đình Tế. Đường từ Núi Am đi
Vân Thành, Me Điền, Kép Thượng, Ngo đến Lam Sơn. Đường đi từ làng Chản đi Vân
Chung, Tân An ra cầu Bến Quýt. Đường từ Đông Thành đi Bài Giữa, Đồng Vàng, Tân Lập
ra cầu Ngàn Ván.
Đảng ủy đã vận động nhân dân tìm mọi biện pháp phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ
thuật, đẩy mạnh năng suất lúa, lang, lạc, lợn.
Về cây lúa, trước hết là tìm giống tốt và có năng suất cao, ít sâu bệnh, phù hợp với
đồng ruộng xã ta.
Lúc ấy Tân Sơn nhập những giống lúa: ''Mộc tuyền'', ''Chân châu lùn'', ''314'', ''194''.
Từ năm 1967 trở đi Tân Sơn đã đạt 4,8 tấn đến 5 tấn một ha.
Ngày 25/4/1969 có quyết định chuyển từ xã Tân Sơn sang tên là xã Lam Cốt.
Năm 1970, xã Lam Cốt làm nghĩa vụ lương thực cho nhà nước 432,671 tấn. Bình
quân cho mỗi hộ là 7,459 tạ. Bình quân cho mỗi khẩu là 139,2 kg (một tạ sản lượng, nộp
39,2 kg). Điều đó chứng tỏ rằng nhân dân Lam Cốt đã lao động sản xuất hết mình vì miền
Nam ruột thịt.
Về lạc, ở xã ta lúc ấy nổi tiếng ở huyện, ở tỉnh. Năm 1967 đã làm nghĩa vụ cho nhà
nước 50,380 tấn. Về lợn cũng khá nổi tiếng, lên đến Bộ Nông nghiệp. Ông Vụ Trưởng vụ
chăn nuôi và thú y đã về Lam Cốt tìm hiểu và giúp đỡ. Năm 1969 đã làm nghĩa vụ cho Nhà
nước 38.149 kg. Về làm nghĩa vụ thực phẩm 3 năm liền (1967, 1968, 1969) nhất huyện Tân
Yên.
Phong trào làm phân để thâm canh lúa rất mạnh mẽ bằng nhiều cách như: Ủ phân
xanh, lấy bùn ao và làm bèo hoa dâu. Làm bèo hoa dâu là một dấu ấn đậm nét trong lịch sử
nông nghiệp trong Lam Cốt thời ấy. Đội sản xuất nào cũng có tổ làm bèo hoa dâu. Mùa
đông gió bấc thổi hun hút, rét căm căm, sương giá. Mới sáng tinh mơ các anh, các chị đã
đập bèo ở ngoài ruộng. Lao động, chịu đựng gian khổ, môi trường ấy đã rèn luyện cho
nhiều thanh niên có tư duy khoa học và lòng nhân ái, cũng rất nhiều thanh niên đã trưởng
thành từ đó.
Ngay từ những năm 1960, Lam Cốt đã quan tâm đến vấn đề trồng cây, gây rừng phủ
xanh đất trống đồi trọc, được Đảng và chính quyền rất quan tâm. Theo lời Bác Hồ: ''Vì lợi
ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người''. Toàn xã có một đội Lâm nghiệp
do các cụ phụ lão đảm nhận. Đội Trưởng là cụ Bệu (Bài Giữa) và hai Đội phó là cụ Phát ở
Vân Thành, cụ Lã ở Me Điền. Các cụ được Đảng, chính quyền, các đoàn thể giúp đỡ động
viên cổ vũ, HTX đầu tư cây giống và trả công. Sau mấy năm, hàng mấy triệu cây bạch đàn,
phi lao, xà cừ... đã vươn lên xanh tốt, khép tán thành rừng phủ kín hơn 80 ha núi, đồi, bãi.
Từ núi Bờ Tầng, Đồng Bài, Bãi Củ, từ Tân Lập lên đến Đông Thành, Vân Chung, Tân An
thành một cánh rừng bạch đàn bát ngát. Trường học, trạm xá, Văn phòng Ủy ban đã phủ kín
bóng xà cừ mát rượi. Các đường liên thôn, trên các bờ kênh những hàng cây phi lao thẳng
tắp, gió thổi rì rào bên những cánh đồng lúa xanh mơn mởn.
42