Page 47 - C:\Users\Admin\Desktop\LSDB QTien, LCOT\
P. 47
Minh từ trần. Đây là một tổn thất vô cùng lớn lao đối với dân tộc ta, nhân dân ta, Đảng ta,
quân đội ta. Bác đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân một bản Di chúc lịch sử.
Người khẳng định cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, dù phải kinh qua
gian khổ hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định sẽ thắng lợi hoàn toàn.
Chấp hành chỉ thị của Huyện ủy Tân Yên, Đảng bộ Lam Cốt đã tổ chức đợt sinh hoạt
chính trị: Học tập di chúc của Bác Hồ trong toàn Đảng bộ và nhân dân. Trong khi học di
chúc của Bác, có nhiều hình ảnh vô cùng xúc động. Có người nói không nên lời, nước mắt
cứ chảy ròng ròng, có người khóc rưng rức... Ai ai cũng hứa quyết tâm ''biến đau thương
thành hành động''. Hãy làm thật tốt công việc của mình đang làm, đang góp phần cùng toàn
dân, toàn quân đánh bại đế quốc Mỹ xâm lược trong bất kỳ tình huống nào dù phải gian khổ
hy sinh.
Năm 1971- 1972, nhân dân ta gặp rất nhiều khó khăn, thử thách do thiên tai địch họa
gây ra. Trận lụt tháng 8/1971 là trận lụt to nhất trong 100 năm gần đây vừa đi qua thì cơn
bão số 4 năm 1972 lại ập đến, nó có sức công phá ghê gớm, làm thiệt hại nặng nề cho nhiều
địa phương trong đó có Lam Cốt. Trong khó khăn, phát huy tinh thần tương thân tương ái,
Lam Cốt còn giúp nhân dân xã Đồng Quang, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh nuôi hộ gần
200 con trâu, gieo tặng hơn 2 tấn thóc mạ giống và rất nhiều loại cây giống khác như dây
khoai ...
Ngày 06/4/1972, đế quốc Mỹ lại tiến hành chiến tranh phá hoại lần thứ hai đối với
miền Bắc. Ních- Xơn ra lệnh tập hợp một lực lượng không quân rất lớn, bao gồm: Máy bay
chiến lược B52 và các loại máy bay hiện đại khác, với những nhãn hiệu quái tặc ''thần sấm'',
''con ma'', ''giặc nhà trời'', ném bom có tính hủy diệt các thành phố Hà Nội, Hải Phòng và
nhiều nơi khác. Đây là cuộc tập kích chiến lược quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử
chiến tranh ăn cướp của đế quốc Mỹ.
Trong 12 ngày đêm đánh phá Hà Nội (từ 18 đến 29/12/1972) đế quốc Mỹ đã ném tất
cả 10 vạn tấn bom với sức công phá bằng 5 quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hy-rô-si-ma
Nhật Bản năm 1945. Lúc này, Lam Cốt tích cực hướng dẫn nhân dân đề cao cảnh giác, đề
phòng địch đánh phá, đồng thời giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, trường
học về địa phương sơ tán. Lực lượng dân quân tăng cường trực chiến, sẵn sàng chiến đấu và
phục vụ chiến đấu.
Mỹ không thể thực hiện được âm mưu xâm lược nước ta, lại bị dư luận tiến bộ trên
thế giới lên án mạnh mẽ. Ngày 27/01/1973, Chính phủ Mỹ buộc phải ký hiệp định Pari về
chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Ngày 23/3/1973 đơn vị cuối cùng của
lính Mỹ đã phải cuốn cờ rút khỏi miền Nam Việt Nam.
Nhân dân Lam Cốt phấn khởi đón mừng thắng lợi của cách mạng ở cả hai miền Nam,
Bắc, thắng lợi tại Hội nghị Pari. Khắp xóm làng rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu, áp phích, các hoạt
động văn hoá thể thao tưng bừng như ngày hội.
Nhưng Đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch chưa từ bỏ dã tâm xâm lược, vẫn cố bám
lấy miền Nam, gây chiến tranh tâm lý, kích động và thực hiện các hoạt động gây rối ở miền
Bắc. Trước yêu cầu cấp bách của nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc và
trước yêu cầu bảo vệ quê hương, công tác an ninh trật tự, công tác quân sự địa phương vẫn
47