Page 144 - RY 65 nam file dung
P. 144

ĐẢNG BỘ LAM CỐT CHẶNG ĐƯỜNG 69 NĂM
                                                 ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN

                                                                      Ban Chấp hành Đảng bộ xã Lam Cốt

                         Xã Lam Cốt được thành lập ngày 08 tháng 11 năm 1953, được tách ra từ xã
                  Phúc Sơn, lấy tên là xã Tân Sơn. Ngày 25/4/1969, Chính phủ có Quyết định cho đổi
                  tên xã Tân Sơn trở lại tên xã Lam Cốt như trước năm 1945.

                         Toàn xã có 19 thôn, với 2.186 hộ và 8.387 nhân khẩu; Đảng bộ có 25 chi bộ
                  trực thuộc, với 332 đảng viên: Trong đó có 19 chi bộ nông thôn và 6 chi bộ gồm

                  trường học, Trạm y tế, Qũy tín dụng Nhân dân, Công an xã; trên địa bàn có có 9 đình
                  chùa: Trong đó; có 3 di tích lịch sử cấp tỉnh đó là: Đình Tế, chùa Khánh Quang; chùa
                  Kép Vàng; đình chùa Trung. Các di tích đình, chùa không những là nơi sinh hoạt văn
                  hóa tâm linh, tín ngưỡng của Nhân dân mà còn là cơ sở cách mạng của Đảng, trong

                  kháng chiến chống Pháp. Là quê hương giàu truyền thống cách mạng đã được lịch sử
                  ghi nhận bằng câu phương ngôn “Trai Cầu Vồng Yên Thế ”. Nhân dân Lam Cốt có
                  truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất, anh dũng kiên cường trong
                  chống giặc ngoại sâm, bảo vệ tổ quốc. Trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913),

                  có tới 11 tướng lĩnh trong nghĩa quân của Lương Văn Nắm và Hoàng Hoa Thám là
                  một trong hai xã có số tướng lĩnh nhiều nhất huyện Tân Yên.

                         Đảng bộ Lam Cốt tự hào là một trong những cơ sở cách mạng đầu tiên của Đảng
                  bộ huyện Tân Yên từ những năm 1938 - 1945, nơi nuôi giấu, che chở và bảo vệ nhiều
                  cán bộ Trung ương và địa phương tại thôn An Liễu. Tháng 9 năm 1944, chi bộ Đảng

                  được thành lập, chi bộ có 3 đảng viên do đồng chí Hà Thị Quế làm Bí thư chi bộ.

                         Trong công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, phát huy truyền thống của
                  quê hương với khẩu hiệu “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”,
                  Nhân dân Lam Cốt đã động viên 823 thanh niên lên đường vào bộ đội, huy động 963
                  thanh niên xung phong và dân công hỏa tuyến phục vụ chiến đấu các chiến trường;

                  xây dựng lực lượng dân quân 4 trung đội, 20 tiểu đội với 520 người; vận động Nhân
                  dân ủng hộ, đóng góp chi viện cho chiến trường trên 9.200 tấn thóc, 16,6 tấn gạo,
                                                                 3
                  1.600 tấn lợn hơi, 450 tấn lạc vỏ, 900 m  gỗ, 35.600 cây tre, 5.500 ngày công, huy
                  động đào 16 km đường giao thông hào, 3.500 chiếc hầm cá nhân, kết đan 2.800 chiếc

                  mũ rơm để phòng tránh bom đạn, làm 28 km đường giao thông liên thôn và nội thôn,
                  vận chuyển phục vụ chiến đấu khi tác chiến xảy ra …Với những thành tích đặc biệt
                  xuất sắc đó, Nhân dân và cán bộ xã Lam Cốt đã được Đảng Nhà nước tặng danh hiệu
                  Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân trong thời kỳ chống thực dân Pháp, 1 Huân

                  chương lao động hạng Nhất, 1 Huân chương lao động hạng Nhì, 2 Huân chương lao
                  động hạng Ba, 1 Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ, 2 Bằng khen của Thủ tướng
                  Chính phủ, 2 Cờ thi đua của UBND tỉnh Bắc Giang về đơn vị dẫn đầu huyện Tân


                                                                143
   139   140   141   142   143   144   145   146   147   148   149