Page 139 - RY 65 nam file dung
P. 139
mùng 10, lễ hội đình làng Tiến Sơn vào ngày 14, lễ hội đình - chùa, Lục Liễu dưới vào
ngày 18, trong các lễ hội, nhân dân duy trì và tái hiện nhiều phong tục độc đáo từ xa
xưa như: Tế rước, trích diễn tích cổ, chè kho - Tiến Sơn... Hội làng tồn tại với các nghi
lễ, nội dung, hình thức riêng, song mục đích chính của lễ hội đều nhằm giúp cho sự
thống nhất, đoàn kết trong cộng đồng làng xã, giáo dục truyền thống văn hoá, lịch sử,
truyền thống chống ngoại xâm, truyền thống hiếu học, phát triển ngành nghề…
Hợp Đức – miền quê yên bình
Cách mạng Tháng Tám thành công, trước yêu cầu của phong trào cách mạng,
dưới sự lãnh đạo của Phủ ủy Yên Thế, phong trào cách mạng ngày càng phát triển,
các chi bộ cơ sở trong Phủ lần lượt ra đời, đến cuối năm 1946, thực hiện chủ trương
của Ban Cán sự Đảng Phủ Yên Thế, chi bộ Hòa Hợp (chi bộ ghép 2 xã Hợp Đức và
xã Hòa Bình, nay là xã Liên Chung) được thành lập, với 04 đảng viên, do đồng chí
Hoàng Thế, cán bộ phủ ủy trực tiếp làm Bí thư chi bộ. Với sự phát triển của phong
trào cách mạng, nhiều quần chúng ưu tú đã tích cực phấn đấu và được chi bộ Hòa
Hợp bồi dưỡng, kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, trong đó có 08 đồng chí ở
xã Hợp Đức và một số đồng chí ở xã Hòa Bình, với số lượng đảng viên như trên, lúc
này đủ điều kiện để tách chi bộ Hòa Hợp thành 02 chi bộ. Ngày 03/02/1948 tại nhà
đồng chí Nguyễn Văn Nhất xã Hòa Bình, đồng chí Hoàng Thế thực hiện Nghị quyết
138