Page 138 - RY 65 nam file dung
P. 138

HỢP ĐỨC, MIỀN QUÊ YÊN BÌNH  BÊN DÒNG SÔNG THƯƠNG

                                                                      Ban Chấp hành Đảng bộ xã Hợp Đức

                        Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hợp Đức thuộc hai tổng là Tổng Mục

                  Sơn, gồm các xã Cao Thượng, Dương Sơn, Đạm  Phong, Hòa Mục, Hữu Mục, Lục
                  Liễu, Mục Sơn, Quất Du; Tổng Tuy Lộc Sơn gồm các xã Chung Sơn, Kim Tràng, Lãn
                  Tranh, Liên Bộ, Tuy Lộc Sơn và Tưởng Sơn. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945,
                  Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, chính quyền cách mạng thay đổi cơ cấu hành

                  chính, là bỏ cấp Châu, Phủ, khôi phục lại cấp huyện; bỏ cấp Tổng mà mở rộng cấp xã.
                  Sau Tổng tuyển cử bầu Quốc hội tháng 01 năm 1946, thực hiện chủ trương thành lập xã
                  mới, xã Hợp Đức được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã cũ là xã Hòa Mục, xã Lục
                  Liễu (thuộc Tổng Mục Sơn trước dây), xã Tưởng Sơn (thuộc Tổng Tuy Lộc Sơn trước

                  đây và lấy tên là xã Hợp Đức. Tên xã Hợp Đức có ý nghĩa là "Hợp" tức là hợp nhất các
                  xã  cũ  lại;  "Đức"  là  lấy  tên  con  sông  Nhật  Đức,  nay  là  sông  Thương  (xưa
                  còn gọi là sông Nam  Bình, sông Lạng  Giang, sông Long  Nhỡn).  Ngày  10/01/1946,  tại
                  Đình Vũng thôn Quất diễn ra cuộc họp HĐND xã thống nhất lấy tên xã là Hợp Đức và

                  bầu ra Ủy ban Hành chính xã, gồm 5 thành viên, do ông Nguyễn Ngọc Khanh (người
                  thôn Hòa Mục, nay là Tân Hòa) làm Chủ tịch. Hợp Đức cách trung tâm huyện lỵ 4 km về
                  phía Đông với 10 thôn, trong đó có  thôn Lò Nồi theo đạo Công giáo, xã có tổng diện
                  tích đất tự nhiên là 976,47 ha. Dân số của xã tính đến tháng 5 năm 2022 là 7.910 người.

                         Nằm bên bờ sông Thương cổ tích, Hợp Đức được thừa hưởng sắc thái văn hóa

                  pha màu sông nước, sơn thủy hữu tình, văn hóa tinh thần gồm sinh hoạt tín ngưỡng,
                  tâm linh, văn hóa hội làng. Với quan niệm phổ biến của người Việt là "Vạn vật hữu
                  linh", "Đất có thổ công, sông có hà bá" nên tín ngưỡng thờ đa thần khá phổ biến ở các
                  thôn làng, hầu như làng nào cũng có cơ sở thờ tự như đình, chùa, nghè, miếu, đền,

                  am…như đình làng Tiến Sơn (di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh), đình – chùa Lục Liễu
                  trên (di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh), chùa An Bài (chùa Đất Đỏ) thuộc thôn Trung
                  (di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh), Đình Vũng -thôn Quất (di tích lịch sử văn hóa cấp
                  tỉnh), đình - chùa Lục Liễu dưới, chùa Non Đào - Tiến Sơn, chùa Am Xuyên - thôn

                  Quất, chùa Quang Minh thôn Hòa An, nhà thờ họ giáo Hòa An, thôn Lò Nồi…Các
                  ngôi đình, chùa và cơ sở thờ tự khác ở Hợp Đức đều gắn với những sự tích, sự kiện
                  lịch sử, văn hóa rất độc đáo như sự tích di chuyển hướng của đình làng Tiến Sơn, sự
                  tích chùa Non Đào, sự kiện Vua Lê Chiêu Thống nghỉ qua đêm tại chùa An Bài, thôn

                  Trung, sự tích miếu thờ Trung Đồng đã xả thân trong trận đánh cứu viện dân binh
                  Tưởng Sơn chống giặc Tàu, cuối thế kỷ XIX. Các lễ hội cũng khá phong phú, diễn ra
                  vào tháng giêng hằng năm, như lễ hội đình - chùa Lục Liễu trên vào ngày mùng 4; lễ
                  hội chùa Hòa An vào ngày mùng 6, lễ hội chùa Am Xuyên – thôn Quất vào ngày mùng

                  7, lễ hội chùa Minh Thần - Hòa Minh vào ngày mùng 9, lễ hội chùa An Bài vào ngày


                                                                137
   133   134   135   136   137   138   139   140   141   142   143