Page 133 - RY 65 nam file dung
P. 133
Đại Hóa là người Kinh, chỉ có một số ít người thuộc người Thổ, Tày, Nùng, Hoa là
những người lấy chồng về làm dâu tại Đại Hóa, Đảng bộ hiện nay có 14 chi bộ (trong
đó 9 chi bộ nông thôn và 5 chi bộ cơ quan). Có hai di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh là
Chùa Thanh Cao và Quán Chúc, có hệ thống cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm
khá khang trang. Các khu trung tâm văn hóa của xã và của các thôn được quan tâm
đầu tư xây dựng, nâng cấp đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân địa phương. Đây
là một vùng quê đất không rộng, người không đông, cuộc sống của nhân dân chủ yếu
dựa vào nghề nông thuần túy, nhưng người dân Đại Hóa vốn có truyền thống hiếu
học, cần cù lao động và giàu lòng yêu nước, luôn đoàn kết đấu tranh chống giặc ngoại
xâm, trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Tháng 8 năm 1945, bọn quan lại thực dân đã liên kết chặt chẽ với những hào lý
tay sai tại địa phương để thực hiện các chính sách bóc lột, đàn áp rất thâm độc, chúng
dùng mọi thủ đoạn để chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, sau đó cho phát canh thu tô
cao, cho vay nặng lãi, bóc lột nhân công, khuyến khích các tệ nạn xã hội như cờ bạc,
rượu chè, nghiện hút, mê tín dị đoan, đưa ra các chính sách thuế, tạp dịch nặng nề.
Mục đích của chúng là bóc lột, mê hoặc nhân dân, làm mất ý chí đấu tranh của Nhân
dân để dễ bề cai trị. Thời kỳ này ở Đại hóa có một chủ đồn điền tây là Secnay, hai địa
chủ người Việt là Đỗ Thúc Phách và Nguyễn Kim Thanh, về sau ông Đỗ Thúc Phách
đã giác ngộ cách mạng và đi theo Việt Minh, Liên Việt và tham gia kháng chiến (có
một con là liệt sỹ).
Từ đầu những năm 1942-1943 các cán bộ của Đảng như Hà Thị Quế, Hoàng
Quốc Việt, Nguyễn Trọng Tỉnh, Trần Quốc Hoàn, Hoàng Quốc Thịnh được Xứ ủy
Bắc kỳ cử về xây dựng phong trào ở Yên Thế, lúc này ở Đại Hóa chưa có cơ sở cách
mạng nhưng được cán bộ Việt Minh về tuyên truyền giác ngộ cách mạng, nhiều quần
chúng tiến bộ có trình độ văn hóa đã háo hức truyền tay nhau đọc những truyền đơn,
thông tin cách mạng trên báo Cứu quốc của Đảng do cán bộ Việt Minh đưa tới. Đặc
biệt là từ cuối năm 1944 sau khi được các đồng chí Hà Thị Quế và Thủ Sách trực tiếp
giác ngộ cho ông Lý Sắc, Lý Ao và một số thanh niên như Phạm Văn Trượng, Chúc
Văn Kham, Nguyễn Văn Chung, Đỗ Huy Phương, Nguyễn Duy Thể, Dương Xuân
Kiên được giao bảo vệ ngay tại đó một cuộc họp quan trọng của Đảng thì phong trào
Đại Hóa đã chuyển sang một giai đoạn mới. Ngày 25 tháng 4 năm 1945, tại làng Đọ,
ông Thủ Sách được cấp trên cử về tổ chức thành lập Việt Minh của Đại Hóa. Đây là
tổ chức cơ sở Đảng đầu tiên của Đại Hóa, tại hội nghị này Đại Hóa đã có 20 quần
chúng giác ngộ đã tình nguyện xin gia nhập tổ chức Việt Minh của Đảng, một số quần
chúng ưu tú sớm giác ngộ cách mạng đã trở thành những đảng viên cộng sản như
Phạm Văn Trượng (sau này là Vụ trưởng vụ đối ngoại Trung ương), Hồ Sỹ Luyện,
những hạt nhân lãnh đạo cách mạng đầu tiên của quê hương Đại Hóa.
132