Page 134 - RY 65 nam file dung
P. 134
Sau khi tổ chức Việt Minh của xã được thành lập và theo chủ trương của Đảng,
tổ chức Việt Minh của Đại Hóa đã vận động quần chúng xây dựng đội tự vệ, tổ chức
lực lượng vũ trang nhân dân đầu tiên của Đại Hóa ra đời với 15 người do ông Phạm
Văn Trượng và Hồ Sỹ Luyện phụ trách, được huấn luyện về quân sự để sẵn sàng tham
gia khởi nghĩa khi có lệnh. Đầu tháng 6/1945 tự vệ Đại Hóa đã phối hợp với lực
lượng tự vệ An Liễu, Yên Lý đã công khai giữa ban ngày, giương cao cờ cách mạng
tiến về Lữ Vân vây bắt hai thuyền thóc của Nhật đi từ Thái Nguyên về, đã bắt 3 chủ
thuyền, 6 lính bảo vệ, thu 6 khẩu súng, tịch thu hơn 200 tấn thóc đem cứu đói cho
Nhân dân trong vùng. Giữa tháng 6 năm 1945, tại đồi Quý Lê (làng Đọ), tổ chức Việt
Minh trong khu vực Hồng Kiều, Đại Hóa, Lan Giới đã phối hợp tổ chức một cuộc mít
tinh tới hàng ngàn người để nghe thượng cấp trực tiếp kêu gọi chuẩn bị lực lượng sẵn
sàng chờ lệnh tổng khởi nghĩa, kêu gọi thành lập các tổ chức cứu quốc, các ủy ban dân
tộc giải phóng ở địa phương. Sau cuộc mít tinh đó phong trào cách mạng của địa phương
có những chuyển biến tích cực, tổ chức Việt Minh của Đại Hóa đã chỉ đạo thành lập Ủy
ban dân tộc giải phóng của xã do ông Nguyễn Văn Sắc (ở làng Đọ) làm Chủ tịch.
Ngày 06 tháng 9 năm 1946, chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương của xã Quang
Trung (Đại Hóa) chính thức được thành lập với 5 đảng viên là Phạm Văn Trượng, Hồ
Sỹ Luyện, Vũ Thắng, Nguyễn Hữu Viện, Vũ Văn Nghĩa. Đồng chí Phạm Văn Trượng
được bầu làm Bí thư chi bộ. Cuối năm 1946, chi bộ kết nạp thêm 3 đảng viên mới là
các đồng chí Nguyễn Văn Chung, Vũ Khắc Thuật, Ngô Văn Bè, giữa năm 1947 Đại
hội chi bộ đã bầu đồng chí Nguyễn Văn Chung làm Bí thư chi bộ. Với tư tưởng chỉ
đạo của Đảng và Hồ Chủ tịch là “Tổ quốc trên hết, ủng hộ đồng bào Nam Bộ kháng
chiến và thực hiện thanh niên Nam tiến là nghĩa vụ thiêng liêng của mọi người dân
Việt Nam yêu nước”, được chi bộ Đảng, chính quyền và Nhân dân xã Đại Hóa quán
triệt sâu sắc, thể hiện bằng hành động thiết thực. Hàng chục cán bộ Việt Minh được
quân khu cử đi huấn luyện quân sự, đã phân công nhau về các xóm tổ chức luyện tập
quân sự cho thanh niên, dân quân. Tất cả đều sẵn sàng chờ lệnh là xung trận giành
thắng lợi vẻ vang. Những cán bộ Việt Minh có nhiều công lao trong công tác huấn
luyện quân sự cho Nhân dân địa phương như ông Nguyễn Văn Thể, Nguyễn Văn
Dương, Mai Thiên Vạn, Nguyễn Viết Sử, Nguyễn Xuân Đĩnh, Nguyễn Văn Luận,
Nguyễn Văn Dung, hoạt động tích cực của lực lượng tự vệ, an ninh của địa phương đã
thể hiện đúng đắn chủ trương vũ trang toàn dân của Đảng và Chính phủ, đồng thời
càng củng cố vững chắc lòng tin của quần chúng Nhân dân đối với công cuộc bảo vệ
chính quyền cách mạng, cuối năm 1946, đầu năm 1947 xã Đại Hóa vinh dự được
tuyển lựa một tiểu đội du kích để tham gia vào trung đội của huyện đi chống càn,
đánh bốt.
Tổ chức Đảng của địa phương ngày càng được củng cố về tổ chức và phát triển
về số lượng nhằm tăng thêm sức mạnh lãnh đạo toàn diện của Đảng theo yêu cầu của
133