Page 162 - RY 65 nam file dung
P. 162
NGỌC CHÂU 65 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
Ban Chấp hành Đảng bộ xã Ngọc Châu
Ngọc Châu là xã miền núi thuộc huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, là địa danh
giàu truyền thống cách mạng, mảnh đất và con người xã Ngọc Châu đã gắn liền với
lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, nơi đây đã từng là quê hương nuôi dưỡng
vị anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám. Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành
công, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà hợp nhất 3 xã Ngọc Châu, Ngọc Cục
thuộc tổng Ngọc Cục và Khánh Giàng thuộc tổng Yên Lễ, Phủ Yên Thế thành một xã
lấy tên là xã Quang Minh, huyện Yên Thế. Ngày 6 tháng 11 năm 1957, huyện Yên Thế
được chia thành hai huyện là Yên Thế và Tân Yên, xã Quang Minh thuộc huyện Tân
Yên. Từ tháng 4 năm 1963, tỉnh Hà Bắc ra đời, xã Quang Minh thuộc huyện Tân Yên,
tỉnh Hà Bắc. Năm 1971, xã Quang Minh đổi tên thành xã Ngọc Châu.
Ngọc Châu có diện tích tự nhiên là 957,44 ha, trong đó diện tích đất nông
nghiệp là 737,28 ha, đất khu dân cư là 74,8 ha, mặt nước nuôi thả cá là 103 ha, còn lại
là đất lâm nghiệp, đất chưa sử dụng... Xã Ngọc Châu trước đây có 15 thôn gồm: Bình
An, Bằng Cục, Tân Minh, Ngọc Lợi, Quang Châu, Tân Châu, Phú Thọ, Cầu Xi, Châu
Sơn, Khánh Giàng, Lộc Ninh, Trại Mới, Tân Trung 1, Tân Trung 2, Trung Đồng.
Năm 2019 sáp nhập 6 thôn thành 3 thôn gồm Tân Châu và Phú Thọ thành thôn Tân
Phú, Khánh Giàng và Lộc Ninh thành thôn Khánh Ninh, Tân Trung 1 và Tân Trung 2
thành thôn Tân Trung. Đến ngày 31/12/2020, xã có 1.925 hộ với 8.124 khẩu, sinh
sống ở 12 thôn. Ở Ngọc Châu, người dân có tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên; thờ
thành hoàng - linh hồn của làng, người phù hộ và bảo vệ dân làng giàu có, bình yên;
thờ các vị có công khai phá, xây dựng xóm làng, theo đạo Phật và đạo Thiên Chúa. Ở
Ngọc Châu có đình chùa làng Bằng, đình chùa làng Trũng; có nghè Trũng, nghè
Bằng; có miếu Bình An, Ngọc Lợi, Cầu Xi, có nhà thờ Khánh Giàng, nhà thờ Trũng,
nhà thờ Châu Sơn được xây dựng trong những năm 1919, 1920.
Từ xưa trong các ngày lễ hội (Xuân thu nhị kỳ), Nhân dân các làng xóm đều tổ
chức tế thần, đấu vật, chọi gà, diễn tuồng, hát chèo... cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa
màng tươi tốt, xóm làng bình yên, thể hiện tinh thần thượng võ và say mê các hình thức
sinh hoạt văn hoá độc đáo của dân tộc. Rất đúng với những câu phương ngôn:
"Trai Cầu Vồng Yên Thế"
"Rủ nhau xem hát làng Ngò
Xem tuồng làng Trũng, xem trò Tưởng Sơn"
"Tuồng làng Ngò, trò làng Trũng"...
Cùng với các điều kiện tự nhiên, điều kiện và kết cấu xã hội của Ngọc Châu đã
thể hiện điều kiện và khả năng phát triển kinh tế nông nghiệp, chăn nuôi gia súc gia
cầm, nuôi thả cá. Từ lâu việc đào ao nuôi thả cá ở Ngọc Châu đã đi vào ca dao:
Tiếng đồn lắm cá Lăng Cao,
Lắm than Ngô Xá, lắm ao Khánh Giàng.
161