Page 164 - RY 65 nam file dung
P. 164
Đình Bằng Cục thờ đức thánh Cao Sơn, Quý Minh. Kết cấu tòa đại đình 3 gian
2 chái, bình đồ kiến trúc hình chữ nhất có chiều dài 20,4m, rộng 10,6m, ngoảnh
hướng Nam ghé Đông. Với điêu khắc nghệ thuật tinh tế, điêu luyện đã tôn đình Bằng
Cục trở thành một bảo tàng kiến trúc mỹ thuật điển hình thời Lê Trung Hưng (cuối thế
kỷ XVII). Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đình Bằng Cục là địa điểm liên lạc của
nghĩa quân Đề Thám. Trong thời gian hoạt động tại đây, Đề Thám cho quân lên rừng
Ngàn Ván lấy gỗ tu sửa lại đình. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giai
đoạn 1946-1954, đình là trụ sở làm việc của Ủy ban kháng chiến hành chính xã Quang
Minh và là nơi học tập của con em trong xã. Đồng thời là nơi tập luyện quân sự của
Trung đoàn Bắc Bắc tăng cường lực lượng cho chiến trường Điện Biên Phủ (giai đoạn
1951-1952). Đây là công trình có giá trị tiêu biểu về kiến trúc nghệ thuật- mang nét đặc
trưng của nghệ thuật kiến trúc thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII). Lễ hội của Nhân dân
địa phương vào ngày 12 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm.
Cùng với sự phát triển của đất nước, từ phong trào cách mạng của quần chúng
ở cơ sở, nhiều nhân tố tích cực xuất hiện, được Nhân dân, tổ chức Đảng, chính quyền,
đoàn thể tin cậy. Được rèn luyện, thử thách từ thực tiễn, được giáo dục, dìu dắt, giúp
đỡ, những nhân tố tích cực trưởng thành. Qua đợt phát triển Đảng Lớp tháng tám, một
số cá nhân tiêu biểu của phong trào cách mạng đã được đứng trong hàng ngũ Đảng
Cộng sản. Đến tháng 10 năm 1947, chi bộ Đảng Quang Minh ra đời gồm 10 đảng
viên, do đồng chí Nguyễn Văn Tập làm Bí thư. Chi bộ Đảng Quang Minh ra đời là
một dấu mốc hết sức quan trọng của lịch sử Đảng bộ xã, của lịch sử quê hương. Đảng
bộ xã Quang Minh đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị: giáo dục, tổ chức và động viên
nhân dân toàn xã xây dựng quê hương ngày một giàu mạnh, cùng với toàn Đảng, toàn
dân đánh thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đi lên chủ nghĩa xã hội theo đúng con
đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
Được giáo dục và nuôi dưỡng, phát huy truyền thống thượng võ của quê hương,
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, 55 người con Quang Minh đã
tình nguyện tòng quân giết giặc. Trên các chiến trường, các anh đã chiến đấu kiên cường,
lập nhiều chiến công, 21 người đã anh dũng hy sinh, Nhân dân Quang Minh hăng hái
tham gia dân công phục vụ các chiến dịch Biên giới năm 1950, Quảng Hồng năm 1951,
Hoà Bình năm 1952, đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử năm 1953 - 1954, với
tổng số lượt người của đợt là 1.785. Có đợt dân công phục vụ hoả tuyến kéo dài 6 tháng
trời với biết bao khó khăn, nguy hiểm.
Thắng lợi bước đầu của chi bộ Đảng Quang Minh trong việc lãnh đạo Nhân dân
thực hiện tập thể hoá nông nghiệp đã có ý nghĩa lớn trong việc xoá bỏ chế độ người
bóc lột người, biến sản xuất cá thể thành sản xuất tập thể. Giai cấp nông dân tập thể
đã xuất hiện, tuy còn lúng túng trong điều hành và quản lý công việc nhưng điều đó
đã phát huy được tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong khó khăn, thúc đẩy sản xuất
phát triển. Trong quá trình thực hiện công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa (1958 -
1960), chi bộ Đảng Quang Minh luôn chú trọng công tác xây dựng hệ thống chính trị
và coi đó là nhiệm vụ trọng tâm. Vì vậy hệ thống chính trị của xã Quang Minh nay là
163