Page 169 - RY 65 nam file dung
P. 169

Người  dân  xã  Ngọc  Lý  có  tín  ngưỡng  thờ  cúng  ông  bà,  tổ  tiên,  thờ  Thành
                  Hoàng (Cao Sơn - Quý Minh Thượng đẳng thần), người phù hộ và bảo vệ dân làng
                  giàu có, bình yên. Từ xưa trong các ngày lễ hội (xuân thu nhị kỳ), Nhân dân các thôn
                  làng đều tổ chức lễ tế thần, tổ chức các trò chơi dân gian, chọi gà, hát chèo, hát chầu

                  văn, bóng đá, đánh cầu, ... cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, xóm làng
                  bình yên, thể hiện tinh thần đoàn kết, thượng võ và say mê các hình thức sinh hoạt
                  văn hoá độc đáo của dân tộc.
                         Ngọc Lý có làng Lý là quê hương của Đại Trận, tên thật là Giáp Văn Trận.
                  Đầu năm 1870, Đại Trận đã tập hợp các thủ lĩnh nghĩa quân, thành lập bộ chỉ huy
                  dựng cờ khởi nghĩa, lập căn cứ chiến đấu ở Trại Trận, làng Lý, dân gian vẫn gọi là
                  thành Đại Trận. Trong buổi lễ tế cờ, Giáp Văn Trận công bố danh sách chỉ huy: Giáp
                  Văn Trận (Đại Trận) giữ chức Đại quân Chánh Thống tướng; Đồng Văn Trung (Ngô
                  Xá)  giữ  chức  Trung  quân  Chánh  Đề  đốc;  Nguyễn  Đức  Hoành  (Thái  Nguyên)  làm
                  Trung quân Chánh Tổng vụ; Đề Dương (tức Đề Thám)…

                         Trận đánh đầu tiên của nghĩa quân Đại Trận là trận công đồn Mỏ Thổ, tiếp theo
                  là đánh thành phủ Lạng Giang. Một tháng sau, đánh tan quân triều đình nhà Nguyễn ở
                  làng Ngò - Vân Cầu. Thừa thắng, nghĩa quân đánh xuống Bắc Ninh, Hà Nam, ngược
                  lên Tam Đảo. Tháng 8/1874, từ 400 quân ban đầu, lực lượng đã đông lên tới 2000
                  người, làm chủ hầu hết các khắp tỉnh Bắc Ninh. Triều đình nhà Nguyễn phải cử Tôn
                  Thất Thuyết cùng hàng nghìn lính đi đàn áp nhưng bất lực. Tháng 2/1875, lợi dụng
                  khi nghĩa quân phân tán, tách một bộ phận do Đề Dương (Đề Thám) chỉ huy đóng tại
                  Ngọc Nham - Ngọc Thiện, một bộ phận do Đại Trận chỉ huy đóng tại Đông Lỗ - Hiệp
                  Hòa, thủ lĩnh Đại Trận chủ quan sau chiến thắng, quân triều đình tấn công vào căn cứ
                  Đông Lỗ. Biết không thể thoát. Đại Trận dùng gươm tự sát.

                         Cùng với sự hình thành và phát triển của đất nước, từ phong trào cách mạng
                  của quần chúng ở cơ sở, nhiều nhân tố tích cực đã xuất hiện, được tổ chức Đảng, đoàn
                  thể tin cậy, được Nhân dân giúp đỡ; được giáo dục, rèn luyện, dìu dắt, thử thách từ
                  thực tiễn, những nhân  tố tích cực  đã  trưởng  thành. Qua đợt phát triển  Đảng  “Lớp
                  tháng Tám”, một số cá nhân tiêu biểu của phong trào cách mạng của xã Ngọc Lý đã
                  được đứng trong hàng ngũ Đảng Cộng sản. Tháng 10/1947, chi bộ Đảng xã Ngọc Lý
                  ra đời gồm 12 đảng viên, do đồng chí Nguyễn Văn Boong làm Bí thư chi bộ.

                         Phát  huy  truyền  thống  yêu  nước,  thượng  võ  của  dân  tộc,  trong  cuộc  kháng
                  chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đã có 88 người con trai tráng xã Ngọc Lý lên
                  đường giết giặc. Các anh đã chiến đấu anh dũng, lập nhiều chiến công, 15 người đã
                  anh dũng hy sinh, có 4 thương binh, 1 chiến sỹ thi đua (Nguyễn Văn Gai - Nguyên xã
                  đội trưởng). Trong kháng chiến, đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử năm 1953
                  - 1954, Nhân dân xã Ngọc Lý đã hăng hái tham gia sức người, sức của. Số dân công và
                  thanh niên xung phong phục vụ chiến dịch 312 lượt người; số tiền mua trái phiếu kháng
                  chiến là 15.700 đồng; ủng hộ Nhà nước 7 khẩu súng trường; tiết kiệm “Lọ gạo kháng
                  chiến” được 1.325 kg; góp thóc quân lương được 10.000 kg. Tổng kết kháng chiến
                  chống Thực dân Pháp xâm lược, xã Ngọc Lý được khen thưởng 96 huân, huy chương


                                                                168
   164   165   166   167   168   169   170   171   172   173   174