Page 174 - RY 65 nam file dung
P. 174

NGỌC THIỆN PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG ANH HÙNG

                                                                   Ban Chấp hành Đảng bộ xã Ngọc Thiện
                         Theo di chỉ khảo cổ thì từ xa xưa, tại vùng đất Ngọc Thiện đã có người Việt cổ
                  sinh sống. Nơi đây đã diễn ra biết bao sự kiện thể hiện tinh thần đấu tranh quật cường,
                  anh dũng của Nhân dân trong chống giặc ngoại xâm, giải phóng dân tộc, đấu tranh
                  chống bất công, lạc hậu.

                         Từ khi có Đảng lãnh đạo, nhân dân Ngọc Thiện đã anh dũng vùng lên, không
                  sợ hy sinh gian khổ, lật đổ ách phong kiến, thực dân giành chính quyền về tay Nhân
                  dân, góp phần cùng cả nước làm nên cuộc tổng khởi nghĩa trong cách mạng tháng 8
                  năm 1945 vĩ đại. Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và
                  chiến tranh biên giới năm 1979, Ngọc Thiện luôn là lá cờ đầu của tỉnh và cả nước với
                  các phong trào “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “tất cả vì
                  tiền tuyến” và đã có 206 liệt sỹ, 90 thương bệnh binh; có 42 người bị phơi nhiễm
                  chất độc hóa học, 17 Mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu “Bà Mẹ Việt Nam
                  anh hùng”. Năm 1999 xã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu xã anh hùng
                                                                                                                 2
                  Lực lượng vũ trang nhân dân. Ngày nay Ngọc Thiện có diện tích tự nhiên 24 km ,
                  dân số 15.570 người sinh sống ở 27 thôn, người dân Ngọc Thiện chủ yếu là dân tộc
                  Kinh. Đảng bộ Ngọc Thiện có 591 đảng viên sinh hoạt tại 34 chi bộ trực thuộc, Ban
                  Chấp hành Đảng bộ có 15 đồng chí, Ban Thường vụ Đảng ủy 05 đồng chí. Ngọc
                  Thiện là một trong số xã có diện tích tự nhiên, dân số, tổ chức đảng, đảng viên lớn
                  so với các đơn vị hành chính cấp xã trong toàn huyện.

                         Từ thế kỷ XVII, Ngọc Thiện được mở mang thêm diện tích và tăng thêm dân
                  cư do đón nhận làn sóng di cư từ vùng đồng bằng Bắc Bộ về lập ấp, lập trại... Tiếp đó,
                  vào khoảng thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa Yên Thế do các thủ lĩnh Lương Văn
                  Nắm và Hoàng Hoa Thám lãnh đạo (1884-1913), nhân dân quanh vùng Bắc Ninh và
                  các địa phương Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định... đã lên đây tham gia nghĩa quân theo
                  cờ tụ nghĩa, hoặc nương nhờ cuộc khởi nghĩa để tránh khỏi nạn áp bức, bóc lột của
                  thực dân, phong kiến. Sau khi thực dân Pháp đô hộ, chúng ra sức chiêu mộ dân tới
                  khai hoang, hình thành nhiều đồn điền, xóm ấp  mới. Nhiều người cùng quê, cùng
                  cảnh ngộ lên đây sinh sống đã tập trung lại thành thôn xóm như Tam Hà- từ  tỉnh Hà
                  Nam lên; Tân Phương- từ Trung Đồng (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) lên... Cứ
                  như vậy, cư dân Ngọc Thiện ngày càng đông đúc, xóm làng ngày càng mở rộng. Ngày
                  nay, Ngọc Thiện đã trở thành vùng quê trù phú, nơi hội tụ của hơn 100 dòng họ lớn
                  nhỏ khác nhau, với những sắc thái văn hóa dân gian đậm nét, làm phong phú và đa
                  dạng bản sắc văn hóa vùng quê Ngọc Thiện.

                         Cũng do đặc điểm địa lý, tự nhiên, thường xuyên phải chống lại giặc giã, phải
                  gồng mình lên chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt để tồn tại và phát triển, đã hun
                  đúc nên phẩm chất cao quý trong người dân Ngọc Thiện (cũng như người dân Tân
                  Yên nói chung). Đó là truyền thống đoàn kết, chịu thương, chịu khó, thông minh,
                  sáng  tạo  trong  lao  động  sản  xuất;  kiên  cường,  bất  khuất  trước  các  thế  lực  cường



                                                                173
   169   170   171   172   173   174   175   176   177   178   179