Page 18 - RY 65 nam file dung
P. 18
TÂN YÊN ĐỔI MỚI, HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Nguyễn Viết Toàn
Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện
Sau 65 năm thành lập, huyện Tân Yên ngày nay đổi mới trên tất cả các mặt:
Chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Năm 2020 huyện đã đạt đích nông thôn mới,
từ đó thay đổi căn bản diện mạo nông thôn và nâng cao mức sống cho người dân.
Cuối năm 1957 huyện Tân Yên được thành lập sau khi chia tách từ huyện Yên
Thế. Tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, sau ngày đất nước hòa
bình, độc lập, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tân Yên đã bền gan, vững
chí, không ngừng nỗ lực, phấn đấu xây dựng quê hương. Lớp cán bộ và nhân dân Tân
Yên công tác những năm 1980- 1990 hẳn còn nhớ, Tân Yên vốn là một vùng quê
nghèo, giao thông đi lại cực kỳ khó khăn và những con đường đất đỏ lầy lội vào mùa
mưa vẫn còn ám ảnh đây đó. Thế nhưng chỉ sau mấy chục năm đổi mới và nỗ lực
vươn lên, Tân Yên bừng lên sức sống mới. Vùng đất này đang đổi thay từng ngày. Từ
trung tâm huyện đến 22 xã, thị trấn những gia trại trang trại, những mô hình sản xuất
nông nghiệp công nghệ cao xuất hiện ngày càng nhiều. Giữa màu xanh ngút ngàn của
vườn cây ăn quả, của lúa khoai là những khu đô thị đang được mở mang, khu cụm
công nghiệp chạy dọc theo những cung đường trải nhựa, bê tông. Tất cả hiện hữu cho
một hướng đi đầy mạnh mẽ và quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và người dân nơi
đây về triển vọng phát triển toàn diện đưa vùng đất này trở thành một miền quê đáng
sống. Điều này thể hiện rõ nhát trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, với sự quyết tâm lãnh
đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, sự nỗ lực của hệ thống chính trị, phát huy
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc
huyện Tân Yên đã vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành vượt mức các mục tiêu
chủ yếu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXII đề ra.
Nhiệm kỳ vừa qua, kinh tế của huyện tiếp tục phát triển, các chỉ tiêu chủ yếu về
giá trị, chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất bình quân đầu người... đều đạt và vượt so
với mục tiêu Đại hội và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020. Tốc độ
2
tăng giá trị sản xuất bình quân là 12,1% . Giá trị sản xuất bình quân đầu người 82,7
triệu đồng. Cơ cấu giá trị sản xuất chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực
công nghiệp - dịch vụ; tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 30,6%
(giảm 9,7% so với năm 2015); ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 44,4% (tăng
8,1% so với năm 2015); ngành dịch vụ chiếm 25% (tăng 1,6% so với năm 2015).
Cùng với sự phát triển kinh tế, lĩnh vực đầu tư xây dựng tăng trưởng ở mức cao, giá
trị sản xuất năm 2020 ước đạt 2.100 tỷ đồng, tăng gấp 1,87 lần so với năm 2015 (năm
2015 đạt 1.122 tỷ đồng), tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015-2020 đạt
13,4%. Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa tập trung, ứng dụng
2 Mục tiêu giai đoạn từ 12-14%; trong đó nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 6,1% (mục tiêu Đại hội 6-7%); công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp và xây dựng tăng 18,6% (mục tiêu Đại hội 17-19%); dịch vụ tăng 8,8% (mục tiêu Đại hội 16-18%).
17