Page 22 - RY 65 nam file dung
P. 22
Ngay từ đầu nhiệm kỳ Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã xác định nhiệm vụ
GPMB là nhiệm vụ trọng tâm của trọng tâm để thu hút các nhà đầu tư vào Khu Cụm
CN, khu đô thị, dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông. Để đẩy nhanh tiến độ giải
phóng mặt bằng, chủ trương chung của huyện là tăng cường công tác tuyên truyền,
vận động, thuyết phục, đối thoại để người dân hiểu và đồng thuận. Đối với với những
trường hợp cố tình chống đối, mặc dù đã được các ngành chức năng giải thích, vận
động nhiều lần, UBND huyện sẽ thực hiện cưỡng chế thu hồi đất theo đúng quy định
pháp luật để bàn giao mặt bằng sạch cho các chủ đầu tư. Sau hơn 2 năm thực hiện, kết
quả đã giải phóng mặt bằng được gần trên 500 ha đất, đạt 150% kế hoạch đề ra, một
số dự án lớn của tỉnh đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng như: Dự án cải tạo
nâng cấp QL17 đoạn từ Km72+500 - Km88 đi qua 5 xã, thị trấn: Xã Việt Lập, Xã
Cao Xá, thị trấn Cao Thượng, thị trấn Nhã Nam; Dự án đường nối từ QL37- QL17-
TL292 (đoạn Việt Yên - Tân Yên - Lạng Giang) đoạn đi qua địa bàn huyện Tân Yên
dài 9,8km, diện tích phải giải phóng mặt bằng khoảng 27ha đi qua 4 xã: Ngọc Thiện,
Ngọc Lý, Việt Lập, Liên Chung; Dự án cải tạo, nâng cấp TL 298: Chiều dài qua
huyện Tân Yên 8,5km, diện tích phải giải phóng mặt bằng là khoảng 5 ha tại 4 xã:
Ngọc Lý, Cao Xá, TT Cao Thượng, Liên Sơn; Dự án cải tạo nâng cấp QL17 đoạn từ thị
trấn Nhã Nam đi Phồn Xương, Yên Thế; Dự án tu bổ chống sạt lở đê cấp 3 trên địa bàn
huyện.... giải phóng mặt bằng xong trên 90% các Khu đô thị: Khu đô thị An Huy thị trấn
Cao Thượng (quy mô 57ha); Khu đô thị OM7 ( quy mô 8ha), Khu đô thị Chuôm nho thị
trấn Nhã Nam ( quy mô 11ha); Khu đô thị Đồng Chủ Đồng Cầu, thị trấn Cao Thượng
(quy mô 11ha), Cụm công nghiệp Đồng Đình thị trấn Cao Thượng (quy mô 66ha)....
Ngoài việc quan tâm tập trung thu hút đầu tư phát triển công nghiệp. Trong
những năm qua, xác định được lợi thế của Tân Yên trong sản xuất nông nghiệp, huyện
đã thực hiện quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc trưng của địa phương phù
hợp với tiềm năng, lợi thế từng địa bàn; đồng thời đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật, công nghệ cao vào sản xuất. Trong giai đoạn 2020 - 2025, Tân Yên đẩy mạnh
phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao gắn
với an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường. Tân Yên là bức tranh sáng màu
đã hình thành và duy trì sản xuất 24 cánh đồng mẫu lớn; 78 vùng sản xuất tập trung;
có trên 400 trang trại chăn nuôi theo quy trình VietGAP được công nhận, với hơn
10% sản xuất theo hình thức liên doanh, liên kết; diện tích cây ăn quả của huyện trên
3.525ha (sản xuất tập trung theo hướng VietGAP 1.500ha), với các loại chủ lực như:
thương hiệu “Vải sớm Tân Yên” xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản; bưởi, nhãn
muộn, vú sữa, ổi… cho thu nhập từ 100 - 500 triệu đồng/ha/năm,…
Huyện đang tập trung, quan tâm ưu tiên nguồn lực, có cơ chế chính sách xây
dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao như: hỗ trợ thí điểm theo đặc
thù của từng dự án về nông nghiệp công nghệ cao. Có chính sách ưu đãi cho nhà đầu
tư thực hiện nghĩa trang An Lạc Viên (đã quy hoạch khoảng 40ha ở xã Liên Sơn); đầu
tư xây dựng bến thủy nội địa tại xã Hợp Đức, bến cảng tại thôn Bến, xã Quế
Nham….Tân Yên chủ động xây dựng cơ chế thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
chú ý phát triển chuỗi liên kết trong tiêu thụ chế biến nông sản; chú trọng xây dựng sản
21