Page 180 - RY 65 nam file dung
P. 180

PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG ANH HÙNG, NGỌC VÂN VỮNG BƯỚC
                                               TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI

                                                                     Ban Chấp hành Đảng bộ xã Ngọc Vân
                         Vùng đất Ngọc Vân sớm đã có con người đến lập nghiệp. Tên lúc mới hình
                  thành là xã Thúy Cầu xuất hiện khá sớm, thuộc tổng Vân Cầu, phủ Yên Thế, tỉnh Bắc

                  Giang. Cuối thế kỷ XIX, xã đã có các xóm An Bài, Đồng Bông, Đồng Trống, Đồng
                  Hội, Đồng Khanh, Nghè Nội, Làng Xanh, Đồng Gai, Làng Sai, Đồng Cạn, Làng Thị.
                         Trong Cách mạng tháng Tám, trên đất Thúy Cầu hình thành ra hai xã, một xã
                  vẫn là Thúy Cầu gồm các làng Hạ, Lương Tân, Nghè Mẫn, Hội Phú, Đồng Trống,
                  Vân Ngò, An Bài, Làng Sai, Làng Thị, Cầu Đá, Làng Xanh và Đồng Cạn; một xã là
                  Ngọc Vân gồm có Đồng Bông, Hồ Chính, Suối Dài, Nghè Nội, Đồng Gai, Đồng Cờ.
                  Sau đó, Ngọc Vân và Thúy Cầu sáp nhập vào thành xã Thúy Cờ. Đầu năm 1946,
                  Thúy Cờ sáp nhập với Ngọc Cụ và Vân Cầu thành một xã mới lấy tên là Hồng Kiều.
                  Xã Hồng Kiều gồm 6 thôn lớn: Thúy Cầu, Đồng Cờ, Vân Cầu, Ngọc Cụ, Vân Nham
                  và Việt Hùng.  Tháng 10 năm 1954, Hồng Kiều tách ra làm 3 xã: Ngọc Vân, Việt

                  Ngọc và Song Vân. Đến tháng 6 năm 2019, xã Ngọc Vân có 24 thôn gồm: Đồng Bông,
                  Hồ Chính, Suối Dài, Đồng Gai, Đồng Cờ, Nghè Nội, Hội Phú, Đồng Khanh, Đồng
                  Trống, Cầu Đá, Đồng Ngò, Đồng Sùng, Làng Thị, Đồng Cạn, Làng Sai, Hợp Tiến, Núi
                  Ính, Làng Mới, Tân Lập, Lương Tân, Đồi Chùa, Phú Cường, Hội Trên, Hội Dưới. Đến
                  tháng 7 năm 2019 tiến hành chủ trương sáp nhập thôn nên xã có 18 thôn gồm: Suối
                  Chính,  Đồng  Bông,  Đồng  Nội,  Làng  Thị,  Đồng  Cạn,  Làng  Sai,  Hợp  Tiến,  Đồng
                  Trống, Núi Ính, Đồng Khanh, Cầu Mới, Vân Lập, Đồng Sùng, Lương Tân, Thúy Cầu,
                  Hội Phú, Đồng Hội, Đồng Cờ. Ngọc Vân ngày nay diện tích tự nhiên là 11,08 km .
                                                                                                                 2
                  Đến tháng 6 năm 2022, dân số của xã là 10.300 người sinh sống ở 18 thôn; có chiều
                  dài từ Bắc xuống Nam là 4,75km và chiều rộng Đông sang Tây là 3,05km; Đảng bộ
                  xã có 365 đảng viên, sinh hoạt ở 23 chi bộ. Xã có vị trí quan trọng về an ninh, quốc
                  phòng, kinh tế của huyện, cách trung tâm huyện Tân Yên 10 km, có đường Tỉnh lộ
                  295,  297b,  294b  chạy  xuyên  suốt  xã  nối  thông  các  tuyến  đường  quốc  lộ,  tỉnh  lộ,
                  đường liên huyện, liên xã, liên thôn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh
                  tế, văn hóa với các vùng khác. Do chú trọng đầu tư xây dựng, đến nay đường dân sinh
                  trong xã đã được bê tông hóa 100%  tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh
                  tế, sản xuất, kinh doanh và đi lại của nhân dân.
                         Nằm trong vùng đất có bề dày lịch sử, Ngọc Vân đã cùng cả nước trải qua tiến
                  trình xây dựng và giữ gìn nền độc lập của dân tộc. Trong suốt chiều dài lịch sử, các thế
                  hệ người dân Ngọc Vân đã kề vai sát cánh bên nhau, chung lưng đấu cật chống chọi với
                  thiên nhiên và giặc ngoại xâm để bảo vệ quê hương, mở mang địa vực cư trú, phát triển
                  sản xuất, biến vùng đồi núi rậm rạp, hoang vu thành một vùng quê trù phú, dân cư đông
                  đúc với một nền văn hóa đặc sắc. Nhân dân Ngọc Vân có truyền thống văn hiến và tinh
                  thần kiên cường chống giặc ngoại xâm, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất. Mỗi
                  người nơi đây mang trong mình phẩm chất tài hoa, khiêm nhường, phóng khoáng và
                  lịch lãm với tinh thần thượng võ của "Trai Cầu Vồng Yên Thế".



                                                                179
   175   176   177   178   179   180   181   182   183   184   185