Page 181 - RY 65 nam file dung
P. 181
Theo tài liệu điền dã, một vài thế kỷ trước đây chỉ có vài chục nóc nhà sống rải
rác trong vùng đồi núi rậm rạp. Đến năm 1927, trên vùng đất Ngọc Vân mới có 185
người, đến trước Cách mạng tháng Tám số dân tăng lên 1.013 người, với 63 hộ ở các
làng cũ và dân tá điền ở các trại ấp. Các dòng họ bản địa là: Họ Đoàn, họ Ninh,
Nguyễn, Bùi, Ngô, Lưu. Quá trình tụ cư diễn ra chậm chạp. Phải đến thời kỳ kháng
chiến chống thực dân Pháp, số ngưới tới định cư tăng nhanh hơn, hình thành các trại,
ấp sau lớn lên thành làng (tản cư đến). Đến năm 1954, xã có 1.768 nhân khẩu, và đến
năm 1981 tăng lên 5.054 người với 1.094 hộ. Đến ngày 31 tháng 5 năm 2022, xã có
10.300 nhân khẩu. Dân mới tới định cư bao gồm nhiều họ: Trần, Lê, Dương, Thân...
Ngọc Vân có quá trình hình thành, tụ cư lâu dài gồm nhân dân sở tại và nhân dân
nhiều địa phương khác tới định cư, nhưng trong cuộc sống sinh hoạt và sản xuất nhân
dân các làng xã luôn đoàn kết, chung lưng đấu cật xây dựng quê hương Ngọc Vân
giàu đẹp. Sự hội nhập đã hình thành nên nhiều giá trị văn hóa chung rất quý báu,
mang những nét đặc trưng riêng của cư dân nơi đây. Do là vùng bán sơn địa, từ xa
xưa nhân dân Ngọc Vân chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp trồng lúa nước, nên nhân
dân luôn có tinh thần tương thân, tương ái, gắn bó chặt chẽ với nhau trong quá trình
tồn tại và phát triển.
Kể từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ lãnh đạo, nhân dân Ngọc
Vân đã phát huy truyền thống của cha ông, đoàn kết một lòng, kiên cường, bất khuất,
không sợ hy sinh, gian khổ, cùng với nhân dân cả nước vùng lên chặt tan xiềng xích
nô lệ của chế độ thực dân, phong kiến, góp phần làm nên thắng lợi chung của cuộc
Cách mạng tháng Tám 1945, trên phạm vi toàn quốc. Trải qua cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và chiến tranh biên giới năm 1979, Ngọc Vân đã có 143 liệt
sỹ, 46 thương binh, 31 bệnh binh; có 15 người bị phơi nhiễm chất độc hóa học, 21 mẹ
được phong tặng, truy tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng. Đó là những đóng góp
của nhân dân Ngọc Vân góp phần làm nên chiến thắng của cả dân tộc, làm vẻ vang
truyền thống hào hùng của quê hương, đất nước. Đảng bộ và nhân dân xã Ngọc Vân
vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Ba.
Mặc dù phải tập trung vào các hoạt động quân sự, sẵn sàng chiến đấu, trong
hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, Đảng bộ, chính quyền vẫn lãnh đạo nhân dân phát triển
sản xuất, ổn định cuộc sống, giữ vững an ninh xã hội. Các hợp tác xã đẩy mạnh cuộc
vận động cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật, thâm canh tăng năng suất, phấn đấu đạt,
vượt 5 tấn/ha. Với phong trào tất cả vì miền Nam ruột thịt, Đảng bộ và nhân dân Ngọc
Vân đã khắc phục mọi khó khăn về thời tiết, lao động, cơ sở vật chất, hoàn thành tốt
nhiệm vụ phát triển sản xuất. Các hợp tác xã đầu tư mua sắm máy bơm thuốc trừ sâu,
xe cải tiến, cày bừa, một số diện tích đã đưa máy cày vào làm đất. Trong những năm
1965-1968, Đảng bộ và nhân dân Ngọc Vân đã vượt qua khó khăn giành được thành
công lớn trong sản xuất nông nghiệp. Hợp tác xã nông nghiệp Tiền Phong năm 1965
đã đạt 5 tấn thóc/ha, đến năm 1969 hợp tác xã Tiền Phong trở thành hợp tác xã đầu
tiên của huyện Tân Yên đạt 3 mục tiêu nông nghiệp 5,5 tấn thóc, 2,2 con lợn, làm
1,08 ha gieo trồng một lao động. Trong 5 năm 1965-1968, Ngọc Vân đã đóng góp
180