Page 186 - RY 65 nam file dung
P. 186

Ban Chấp hành Đảng bộ xã Phúc Hòa

                         Là xã nằm ở phía đông bắc của huyện nhiều đồi núi, địa hình bán sơn địa ruộng
                  ít, đồi nhiều xưa kia còn gặp khá nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, sau nhiều
                  năm Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương đã tập trung cải tạo vườn đồi
                  trồng cây ăn quả và xây dựng nông thôn mới, nỗ lực bứt phá đi lên, giờ đây Phúc Hòa
                  đã trở thành vùng cây ăn quả có tiếng với cây vải thiều sớm không chỉ được tiêu thụ
                  trong nước mà đã được xuất khẩu vươn xa đến các thị trường nước ngoài đầy tiềm
                  năng như Nhật, Mỹ, EU.

                         Vốn là vùng đất cổ, được hình thành từ các xã: Phúc Đình, Phúc Lễ thuộc tổng
                  Hữu Thượng và xã Quất Du, Hòa Làng thuộc tổng Mục Sơn, Phủ Yên Thế. Sau cách
                  mạng tháng 8 năm 1945 thì năm 1946 sáp nhập 4 xã trên, lấy tên là xã Phúc Hòa và
                  ổn định cho đến nay với 11 thôn trên diện tích đất tự nhiên gần 1100 ha và  2.053 hộ
                  với gần 7.000 nhân khẩu. Trên địa bàn xã Phúc Hòa có chùa Bạch Vân thôn Phúc Lễ,
                  chùa Nhân Tông thôn Phúc Đình, chùa Hòa Làng và chùa Quất Du, trong đó có 2 di
                  tích lịch sử văn hóa được công nhận vào năm 2007 và 2009 là chùa Bạch Vân và chùa
                  Nhân Tông. Nguồn văn hóa dân gian của địa phương khá phong phú, tại thôn Hòa
                  Làng hiện nay đang lưu trữ kho truyện cười đặc sắc, hài hước riêng. Đây là nét văn
                  hóa dân gian đặc sắc của giới Kinh Bắc xưa. Hàng năm, ở Phúc Lễ, có trò vui cướp
                  cầu vào ngày Hội làng 12 tháng giêng hàng năm, đặc sắc hơn là tục gọi gạo vào đêm
                  trừ tịch hàng năm: “Gạo ơi, gạo ởi, gạo ời, nắm hương, dúm muối, nấu xôi, gạo à”.
                  Chính những nét văn hóa dân gian nói trên là yếu tố xác định tính cách thượng võ và
                  ưa chuộng văn nghệ của các lớp dân cư Phúc Hòa, góp phần làm giàu kho tàng văn
                  hóa dân gian xứ Bắc. Trong khởi nghĩa nông dân Yên Thế, Phúc Hòa là nơi diễn ra
                  nhiều trận chiến đấu giữa nghĩa quân với giặc Pháp. Tại đây có nhiều tướng lĩnh của
                  nghĩa quân, đó là ông Lương Đình Cúc (Đề Cúc) người thôn Phúc Đình, ông Lương
                  Văn Thủy (Lãnh Thủy) người thôn Đìa, ông Ngô Văn Thìn (Lãnh Thìn), người làng
                  Quất Du, ông Vi Văn Bân (Quản Âm) người làng Phúc Lễ, ông Vi Văn Bằng (Đội
                  Bằng) người làng Phúc Lễ. Cùng với đó, trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu
                  nước, Đảng bộ, chính quyền đã lãnh đạo nhân dân các trong xã vừa sản xuất, vừa
                  chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của
                  đế quốc Mỹ đối với miền Bắc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện sức người, sức
                  của cho tiền tuyến, cùng nhân dân cả nước “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”,
                  giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân
                  chủ nhân dân. Ghi nhận công sức và sự hy sinh to lớn của lớp lớp cán bộ, đảng viên
                  và nhân dân xã Phúc Hòa, trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước Đảng,
                  Nhà nước đã ghi nhận và tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý cho tập thể Đảng
                  bộ, chính quyền, nhân dân trong xã, cùng hàng trăm bằng khen của Bộ, ngành, đoàn
                  thể của tỉnh, huyện tặng ngành, đoàn thể địa phương. Vinh dự xã nhà có đồng chí Vi
                  Văn Vinh là anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân được Nhà nước phong tặng năm
                  1972, 7 Bà mẹ được tặng, truy tặng danh hiệu “Mẹ Việt Nam anh hùng”.

                         Phát huy truyền thống cách mạng, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và
                  nhân dân các dân tộc trong xã Phúc Hòa càng ý thức sâu sắc trách nhiệm, nêu cao ý

                                                                185
   181   182   183   184   185   186   187   188   189   190   191